Muốn phát triển nền kinh tế của một đất nước, của xã hội…thì việc cần làm là huy động đủ nguồn vốn đầu tư. Đầu tư phát triển là chìa khóa cho sự tăng trưởng. Vậy, nguồn vốn đầu tư phát triển là gì? và có những đặc điểm vai trò như thế nào là vấn đề cần được làm sáng tỏ.
Vốn đầu tư phát triển là gì?
Muốn hiểu vốn đầu tư phát triển là gì?, cần hiểu được khái niệm “đầu tư là gì?”. “Đầu tư” là thuật ngữ dùng nhiều trong các hoạt động kinh tế. Được hiểu là sự “bỏ ra”, “hy sinh” các nguồn lực cần thiết để tiến hành và duy trì các hoạt động sản xuất. Các hoạt động này đều nhằm mục đích mang lại lợi ích lớn hơn các gốc lực đã bỏ ra cho các các nhân/ tổ chức đầu tư.
Các gốc lực được nhắc đến ở đây bao gồm tiền của, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và các tài sản vật chất khác. Kết quả thu được là sự tăng trưởng về các loại tài sản không chỉ cho riêng người đầu tư mà cả một nền kinh tế được hưởng.
Khái niệm vốn đầu tư phát triển được hiểu là “những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá,cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật)”.
Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư. Đây chính là tổng chi phí bỏ ra để tiến hành và duy trì các hoạt động sản xuất. Các hoạt động này đều nhằm mục đích mang lại lợi ích lớn hơn các gốc lực (tài chính, nguồn lực lao động và các tài sản khác) đã bỏ ra cho các các nhân/tổ chức đầu tư, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Vốn đầu tư phát triển được hiểu là tổng số tiền, chi phí mà các cá nhân/tổ chức đầu tư bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm gia tăng thêm:
- Tài sản tài chính (tiền vốn);
- Tài sản vật chất như nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá, cầu cống, đường xá
- Tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật.
Mục đích của vốn đầu tư phát triển chính là duy trì tiềm lực hoạt động của các dự án, cơ sở vừa mới tồn tại, đồng thời xây dựng thêm tiềm lực mới cho dự án đó cũng như nền kinh tế xã hội. Qua đó tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên liên quan đến dự án, hoạt động đầu tư.
Như vậy, kết quả thu được khi sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển là sự tăng trưởng về các loại tài sản không chỉ cho riêng người đầu tư mà còn cho cả một nền kinh tế.
Đặc điểm của vốn đầu tư phát triển
- Vốn đầu tư phát triển thường cần một lượng vốn lớn, vốn nằm khế đọng và không vận động trong suốt quá trình đầu tư.
- Thời gian sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển và thu được kết quả thường rất dài. Trong suốt quá trình này hoạt động đầu tư phát triển có thể chịu sự tác động hai mặt (tích cực và tiêu cực) của nhiều yếu tố trong nền kinh tế như môi trường, các yếu tố kinh tế, lạm phát…
- Thành quả và các kết quả thu được từ nguồn vốn đầu tư phát triển thường có giá trị dài hạn theo thời gian. Đầu tư phát triển không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn tác động đến cả không gian sống của các chủ thể có liên quan cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Vai trò của nguồn vốn đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với các cá nhân/tổ chức đầu tư và đối với sự phát triển chung của nền kinh tế – xã hội của một quốc gia. Theo đó:
Đối với các cá nhân/tổ chức đầu tư (góc độ vi mô): Vốn đầu tư phát triển quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh, mỗi dự án đầu tư. Bởi hầu hết các dự án đầu tư đều cần nguồn vốn để nâng cấp tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ… để duy trì hoạt động và phát triển. Bởi vậy, vốn đầu tư phát triển được coi là nguồn vốn hoạt động đầu tư cho tăng trưởng.
Đối với nền kinh tế quốc gia (góc độ vĩ mô):
- Nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển sẽ tác động đến tổng cung – tổng cầu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế quốc gia phụ thuộc trực tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư của các hoạt động đầu tư ở các đơn vị kinh tế.
- Gia tăng sự phát triển về mặt công nghệ – kỹ thuật của một quốc gia. Đây là điều kiện quyết định đến sự tăng trưởng, phát triển lâu dài, bền vững cho tổng thể quốc gia đó, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Đóng vai trò tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành kinh tế
Các nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ đến từ hai nguồn vốn chính sau đây:
Vốn đầu tư trong nước
Đây là nguồn vốn mà cá nhân/tổ chức đầu tư huy động được ở trong nước để phục vụ cho mục đích phát triển hoạt động đầu tư. Nguồn vốn này xét về lâu này thì đảm bảo cho sự phát triển liên tục.
Nguồn vốn trong nước có thể gồm:
- Vốn từ ngân sách nhà nước: Nguồn vốn được hình thành từ vốn tích lũy của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đơn vị thực hiện các công trình thuộc kế hoạch của Nhà nước.
- Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: Hình thành từ lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh. Nguồn vốn này có vai trò to lớn và tác dụng trực tiếp nhất đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của các hoạt động đầu tư cụ thể. Nguồn vốn này rất được quan tâm trong nền kinh tế của một quốc gia.
- Vốn của tư nhân hoặc hộ gia đình: Đây là nguồn vốn được nhiều đơn vị đầu tư chú ý để huy động nhằm phục vụ cho mục đích phát triển các dự án đầu tư
Vốn nước ngoài
Đây là nguồn vốn đầu tư phát triển đến từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp. Theo đó:
-
- Vốn đầu tư gián tiếp: Là nguồn vốn của các Chính Phủ, các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại là vốn đầu tư ODA.
- Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Đây là nguồn vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn này đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư . Với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, dễ dàng có được công nghệ (do người đầu tư góp vốn sử dụng)…, tuy nhiên nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn của họ.
Có thể thấy vốn đầu tư phát triển đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động đầu tư, tăng trưởng phát triển để thu về kết quả tốt. Trước khi thực hiện các kế hoạch đầu tư, vấn đề nguồn vốn đầu tư phát triển rất cần được chú ý và quan tâm.
Vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư trong kinh tế
Khái niệm và nội dung vốn đầu tư phát triển hiện nay còn nhiều tranh luận. Tôi xin trình bày hai khái niệm về vốn đầu tư phát triển đang sử dụng trong ngành thống kê như sau:
a. Vốn đầu tư phát triển (xem [8]) là những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá,cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật).
Vốn đầu tư phát triển gồm: vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung; vốn đầu tư phát triển khác, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Về nội dung của vốn đầu tư XDCB và vốn lưu động bổ sung là thống nhất với phần 2.1 nêu trên.
Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm: chi phí thăm dò, khảo sát và qui hoạch ngành, vùng lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình 773 phủ xanh đất trống ven sông ven biển, Chương trình 135 hỗ trợ các xã nghèo, Chương trình sắp xếp lao động và giải quyết việc làm, chương trình giáo dục và đào tạo, chương trình y tế; Chương trình văn hoá; Chương trình phủ sóng phát thanh; chương trình mục tiêu về truyền hình; Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình; Chương trình phát triển công nghệ thông tin, chương trình hành động phòng chống ma tuý, Chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm…); chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực không thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
b. Vốn đầu tư phát triển (xem [2]) là vốn được bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư nhằm sau một chu kỳ hoạt động hoặc sau một thời gian nhất định thu về một giá trị nhất định lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu. Nội dung của vốn đầu tư phát triển gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư cho sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn đầu tư bổ sung cho vốn lưu động và các nguồn vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cho khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực con người…
Như vậy, khái niệm và nội dung của vốn đầu tư phát triển như trình bày trong phần a và b là thống nhất, không có gì mâu thuẫn, nhưng xét về khía cạnh thống kê thì khái niệm và nội dung của chỉ tiêu này được trình bày trong phần a “Tài liệu điều tra vốn 2000” là dễ nhận dạng hơn. Tuy nhiên, nội dung của phần “vốn đầu tư phát triển khác” có thể dễ gây ra hiện tượng tính trùng trong vốn đầu tư XDCB (vì theo qui định của nhà nước thì bất kể nguồn vốn nào thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện mục đích đầu tư XDCB thì đều được thống kê vào vốn đầu tư XDCB).
So sánh giữa nội dung của chỉ tiêu “Vốn đầu tư trong kinh tế” và “Vốn đầu tư phát triển” ta thấy: nội dung của chỉ tiêu “Vốn đầu tư” trong kinh tế không bao gồm những phần đầu tư cho người lao động (hoặc nguồn lao động) như: Chi cho giáo dục, đào tạo nguồn lao động kể cả đào tạo của các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp; chi sự nghiệp khoa học công nghệ và chi cho nghiên cứu không trực tiếp liên quan đến công trình xây dựng nào; chi sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,… và các khoản chi khác không được quyết toán vào tăng tài sản của nền kinh tế.
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!