Hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự là gì

hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự là

Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Việc xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác là một hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một cá nhân có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng dù là dưới hình thức nào thì pháp luật cũng đã có những chế tài phù hợp để ngăn chặn hành vi này. Vậy hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự là gì? việc xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến quy định của pháp luật về hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự.

Hình phạt hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự là gì?

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính:

Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt hành chính, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và gửi ra công an khu vực, nếu đủ cơ sở chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Như vậy mức xử phạt có thể bị áp dụng với người có hành vi như bạn đã nêu là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…..

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người, Luật sư hình sự giỏi.

Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.

Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.

Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục.

Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác hoặc tin báo có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

Sau khi tiếp nhận tin báo của, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh với sự việc của bạn. Nếu có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn. Nếu sau khi điều tra xác minh thấy không có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Xử lý hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm và vu khống? Hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự là gì?

Thưa Luật sư, lúc em còn nhỏ, em bị một người khoảng bằng tuổi em lạm dụng tình dục, tuy nhiên chỉ là quan hệ phía ngoài. Lúc đó, em nhỏ quá nên không ý thức được. Sau đó, khi lớn lên thêm một chút, em có tự nguyện quan hệ với một anh. Không hiểu sau đến năm 18 tuổi, em bị mọi người chọc phải bỏ học vì mọi người có quay lén cảnh quan hệ của em.

Em không dám đứng ra tố cáo vì em sợ do quá sợ và vì 1phần dồn nén quá lâu em bị trầm cảm chỉ dám viết ra chứ kêu em nói em nói không được chính vì vậy mà em đã làm liên lụy gia đình mình đã mấy năm rồi những em vẫn không thể đứng ra tố cáo mặc cho mọi người xung quanh chửi rủa sống như không có gì xảy ra nhưng thật sự em mệt lắm. Em đã cố gắng tự tử để giãi thoát cho mình nhưng em làm cũng không xong. Nay em gửi thư này mong mọi người giúp em có biện pháp bắt chúng?

Cảm ơn luật sư! 

Trả lời:

Trước hết, chúng tôi muốn bạn phải bình tĩnh và không có những hành động thiếu suy nghĩ như tự tử hay các hành động tiêu cực khác. Vì chuyện cũng đã xẩy ra, nên bạn phải có suy nghĩ cẩn thận.

Vấn đề của bạn chúng tôi có những tư vấn như sau.

Hành vi mà những người trong xóm bạn có thể cấu thành hai hoặc một trong hai tội là Tội làm nhục người khác và Tội vu khống

– Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người và điều 156 quy định về tội vu khống thì:

Thứ nhất: đối với tội “Làm nhục người khác” thì sẽ có các hành vi như : đối với lời nói thì là sỉ nhục , chửi bới, một cách thô tục, tục tĩu…..nhằm vào nhân cách , danh dự với tính chất hạ thấp , nhân cách, danh dự của người bị hại đồng thời làm cho bạn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác. Còn về việc làm thì có những hành vi bỉ ổi (có hoạc không kèm theo lời nói tục tĩu) với chính bản thân họ hoạc với bạn trước đám đông để bêu riếu. Nhưng nó phải diễn ra trực tiếp và công khai và trước nhiều người.

Để có thể truy cứu được trách nhiệm hình sự những người đó thì hành vi nêu trên phải gây ra những ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến danh dự nhân phẩm của người bị hại. Các hành vi quy định tại khoản 1 điều 121 Tội làm nhục người khác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi bạn có yêu cầu khởi tố, tư vấn luật hình sự chi tiết

Thứ hai: còn đối với “Tội vu khống” thì hành vi của tội này đó là có hành vi bịa đặt hoạc người phạm tội không bịa đặt nhưng biết rõ điều đó là bịa đặt mà vấn tiếp tục loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho người khác biết, qua tin nhắn điện thoại hay đưa lên phương tiện thông tin đại chúng cho người khác biết như là trên face book hay là zalo….) nhằm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn

hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự là
hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự là

Tội vụ khống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm cá nhân?

Kính thưa luật sư, Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn pháp luật cho tôi như sau: tôi hiện là cư dân ở chung cư, trong chung cư có group dành riêng cho những người trong chung cư trao đổi, phản hồi, đưa những thắc mắc để ban quản trị& ban quản lý xử trí kịp thời. Nhưng thành viên ban quản trị đã lợi dụng group để vu khống tôi ăn cắp.

Mà không có bằng chứng, một số người hùa theo nói xấu xúc phạm, hạ nhục danh dự tôi bằng những lời lẽ trong group để mọi người coi thường tôi. Tôi có chụp lại những câu chát đó để làm bằng chứng.

Vậy luật sư tư vấn giúp tôi có được khởi kiện. Hay tố cáo tới cơ quan nào có thẩm quyền. Để phục hồi danh dự và nhân phẩm của tôi trước cộng đồng tôi đang sinh sống rất mong quý luật sư trả lời ?

Tôi thành thực mang ơn chào luật sư. Chúc thật nhiều sức khỏe để phục vụ mọi người.

Luật sư trả lời:

Đối với việc xảy ra đối với bạn thì bạn khi bạn lưu lại tất cả các thông tin làm căn cứ cho việc có người có hành vi xúc phạm là căn cứ để bạn trình báo ra cơ quan có thẩm quyền cùng với đơn trình báo cụ thể là tòa án hoặc cơ quan công an quận/ huyện nơi bạn đang cư trú.

Thứ nhất, đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm (Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015)

Khi cá nhân có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khác là xâm phạm quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó được pháp luật bảo vệ.

Và khi bị xâm phạm về quyền này cá nhân bạn có quyền yêu cầu tòa án buộc người đó phải gỡ bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của bạn khi tòa án có căn cứ việc đưa ra thông tin đó là hoàn toàn không đúng sự thật, không có căn cứ và buộc người có hành vi vi phạm phải cải chính công khai và xin lỗi bạn, cụ thể:

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Thứ hai, hình thức xử lý đối với người có hành vi vi phạm:

Tùy theo mức độ và tính chất của hành vi vi phạm có gây ảnh hưởng đến bạn đến mức độ nào mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Nếu như từ việc group trên mạng xã hội mà dân đến những người dân ở khu dân cư có hành vi không đúng thì họ cũng có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự công cộng:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Hoặc bạn có xác định về người lan truyền thông tin trên group là nguyên nhân dẫn đến thông tin sai sự thật đó được phát tán rộng rãi đến tất cả mọi người trong khu chung cư thì người này có thể bị xử phạt về hành vi sau nếu đủ căn cứ chứng minh theo khoản 3 Điều 99 NGHỊ ĐỊNH 15/2020/NĐ-CP

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Nếu việc lan truyền có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn và gây hậu quả, đủ dấu hiệu của tội sau thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội làm nhục người khác Tuy nhiên theo như chị nêu thì hành vi của chị mới chỉ phát tán trên điện thoại, mạng thì ở đây cũng chưa gây hậu quả đáng nghiêm trọng hơn nữa người kia cũng có những hành vi như vậy, không phải chị bịa đặt vu khống cho họ nên ở đây họ chỉ có thể yêu cầu tòa án buộc chị tháo dỡ thông tin và xin lỗi.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật Trần và Liên Danh. Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với Công ty luật để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139