Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những gì?

hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những gì

Nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về việc học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, hiện nay các trung tâm ngoại ngữ được thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để một trung tâm ngoại ngữ được thành lập và đi vào hoạt động, hồ sơ cần chuẩn bị cũng không hề đơn giản. Khi thành lập trung tâm ngoại ngữ cần đáp ứng điều kiện gì, hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những gì?

Trong bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ giải đáp tới quý khách hàng:

Vậy hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những gì?

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ

Khoản 2 Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định, hồ sơ xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;

c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Cụ thể, cá nhân, tổ chức thành lập cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Đối với tổ chức là doanh nghiệp thành lập trung tâm ngoại ngữ 

+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (có ngành nghề về dạy ngoại ngữ);

+ Hợp đồng thuê, mượn trụ sở trung tâm có công chứng. Trong đó, thời hạn thuê còn ít nhất 01 năm tính tới thời điểm nộp hồ sơ; Diện tích đảm bảo 1,5m2/học viên; Diện tích 01 phòng học 30m2.

+ Giấy cam kết phòng cháy chữa cháy.

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà, đất nơi đặt trụ sở của trung tâm.

+ Danh sách nhân viên, giáo viên.

+ Hợp đồng lao động với nhân viên, giáo viên và Giám đốc Trung tâm.

+ Văn bản đồng ý cho mở trung tâm của chính quyền địa phương.

hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những gì
hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những gì

– Đối với giám đốc trung tâm 

+ Văn bản xác nhận thời gian công tác trong lĩnh vực giáo dục từ 03 năm trở lên ở vị trí tư vấn hoặc giảng dạy;

+ Sơ yếu lý lịch dán ảnh 3×4, có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường nơi cư trú;

+ Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ/Bằng B1 và các chứng chỉ khác

+ Giấy khám sức khỏe trong 06 tháng gần nhất;

+ Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

– Đối với giáo viên, nhân viên của trung tâm ngoại ngữ 

+ Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng/đại học chuyên ngành sư phạm ngoại ngữ (trường hợp không có chuyên ngành sư phạm thì phải có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) đối với giáo viên.

+ Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp đối với các nhân viên khác

+ Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

+ Hồ sơ lao động gồm: Sơ yếu lý lịch, Đơn xin việc, Giấy khám sức khỏe.

 Lưu ý: Các giấy tờ chứng thực phải có thời hạn trong 06 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ.

Hồ sơ cấp phép hoạt động giáo dục

Để một trung tâm ngoại ngữ đi vào hoạt động thì ngoài việc phải thành lập trung tâm, cá nhân, tổ chức phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục.

Hồ sơ xin cấp phép hoạt động giáo dục được quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 46/2017, sửa đổi bởi Nghị định 135/2018 như sau:

– Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục.

– Bản sao cấp từ sổ gốc/bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ.

– Nội quy giáo dục của trung tâm;

– Báo cáo về trang thiết bị, cơ sở vật chất, chương trình, tài liệu dạy học; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý;

– Văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà (hợp đồng thuê nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đât…

– Nguồn kinh phí để bảo đảm hoạt động của trung tâm.

Nộp hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ, cấp phép hoạt động giáo dục ở đâu?

Khoản 1 Điều 47 Nghị định 46 quy định về thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ như sau:

a) Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học trong khuôn viên nhà trường;

b) Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc;

c) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường và các trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại điểm b khoản.

Căn cứ quy định trên, nếu muốn thành lập trung tâm ngoại ngữ tư nhân thì cá nhân, tổ chức phải nộp hồ sơ lên Sở Giáo dục và Đào tạo nơi Trung tâm ngoại ngữ đặt địa điểm.

Tương tự, theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 46, Giấy phép hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ cũng do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp, trừ trung tâm ngoại ngữ hoạt động trong khuôn viên của các đại học, học viện, trường đại học.

Các vấn đề cần chú ý khi thực hiện thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ 

– Đối với cá nhân khi thực hiện thành lập trung tâm ngoại ngữ: Phải có năng lực hành vi dân sự và phải bảo các điều kiện khi thành lập trung tâm ngoại ngữ

– Đối với Doanh nghiệp khi thành lập trung tâm ngoại ngữ cần phải:

+ Đăng ký ngành nghề kinh doanh có chức năng đào tạo.Trong hệ thống ngành nghề pháp luật Việt Nam được quy định có rất nhiều mã ngành nghề nhưng doanh nghiệp lựa chọn mã ngành nghề phì hợp với chức năng đào tạo. Ví dụ: 8559 giáo dục khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Trung tâm ngoại ngữ trong ngành nghề kinh doanh).

+ Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của người có thẩm quyền

– Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.

Các quy định về đội ngũ nhân sự khi thực hiện thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ

Điều kiện về giám đốc trung tâm

– Giám đốc trung tâm ngoại ngữ là người trực tiếp quản lý, Điều hành tổ chức, bộ máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm. Giám đốc trung tâm là người đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

+ Có nhân thân tốt;

+ Có năng lực quản lý;

+ Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

+ Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Điều kiện về giáo viên tham gia giảng dạy tại trung tâm

– Giáo viên là người Việt Nam đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

– Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể): Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

– Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

+ Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

Điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy

– Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.

– Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ

Tên của Trung tâm  khi thành lập trung tâm ngoại ngữ 

Theo quy định tại Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT

Tên của trung tâm ngoại ngữ, tin học được đặt theo nguyên tắc sau:

– Trung tâm ngoại ngữ + Tên riêng;

– Tên riêng của trung tâm không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Ví dụ: Trung tâm ngoại ngữ AMES, Trung tâm ngoại ngữ C4C

Luật Trần và Liên Danh sẽ thay mặt khách hàng hoàn thành thông qua Dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ

Việc thành lập trung tâm ngoại ngữ cần chuẩn bị nhiều hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo ý kiến thành lập một trung tâm ngoại ngữ để không lãng phí thời gian học các thủ tục này.

Sau khi nhận được sự ủy quyền của khách hàng Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành

Tư vấn chi tiết về các thông tin liên quan như tên công ty không trùng lặp, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung mới nhất về bị thành lập trung tâm ngoại ngữ và trả lời câu hỏi hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những gì? Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp phép và thành lập trung tâm ngoại ngữ, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139