Hiện nay, văn phòng công chứng vạn xuân là nơi để việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc được cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng.
Xử lý giấy tờ, văn bản chứng thực trái luật tại văn phòng công chứng vạn xuân
Căn cứ Điều 7 Thông tư quy định, các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định pháp luật về chứng thực sẽ không có giá trị pháp lý.
Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm ra quyết định hành chính hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực không đúng quy định pháp luật và thực hiện đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đó lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc làm này phải được thực hiện ngay sau khi phát hiện giấy tờ, văn bản được chứng thực không đúng quy định pháp luật.
Vấn đề công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài
Căn cứ Điều 8 Thông tư này, người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong 02 trường hợp sau đây:
– Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên.
– Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
Người đề nghị công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ (theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BTP) đến Bộ Tư pháp để được xem xét công nhận. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Quy định chặt chẽ nội dung và hình thức của bản sao từ bản chính
Điều 10 của Thông tư quy định “Bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính”.
Chỉ cho phép chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền đối với 04 trường hợp cụ thể, gồm :
– Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
– Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
– Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
– Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Các vụ việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp trên thì thực hiện chứng thực theo thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch (Điều 14).
Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân tuyệt đối không được ghi nhận xét, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Khoản 1, Điều 15 của Thông tư quy định người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Bổ sung quy định chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện việc ký hợp đồng, giao dịch trước mặt người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chứng thực tại bộ phận một cửa (Khoản 1, Điều 20). Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ, hồ sơ và ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch trước khi người có thẩm quyền thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định (Khoản 2, Điều 20). Bổ sung mới này đảm bảo sự thống nhất với Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp được đăng ký lại chữ ký mẫu.
Điều 19 của Thông tư quy định Cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp muốn thay đổi chữ ký thì phải có văn bản đề nghị đăng ký lại chữ ký mẫu và ký 03 (ba) chữ ký trong văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu. Việc ký 03 (ba) chữ ký mẫu được thực hiện trước mặt Trưởng phòng Tư pháp.
Ngoài ra, Thông tư số 01/2020/TT-BTP cũng đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung khác liên quan đến trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực, người thực hiện chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ; việc rà soát, đưa ra khỏi danh sách đã phê duyệt đối với cộng tác viên không còn đủ điều kiện; ban hành mẫu lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; mẫu lời chứng văn bản từ chối nhận di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp có hai người trở lên cùng từ chối nhận di sản, cùng khai nhận di sản…
Điều kiện mở văn phòng công chứng vạn xuân
Điều 22 Luật Công chứng hiện hành quy định về văn phòng công chứng, trong đó có nội dung về điều kiện mở văn phòng công chứng, cụ thể gồm các điều kiện như sau:
Thứ nhất: Điều kiện về loại hình doanh nghiệp
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp hiện hành, công ty hợp danh được hiểu như sau:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Khác với công ty hợp danh thông thường, Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Thứ hai: Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Thứ ba: Điều kiện về trụ sở
Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Thứ tư: Điều kiện về con dấu
Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Thứ năm: Điều kiện về tên gọi
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Hướng dẫn thành lập văn phòng công chứng vạn xuân
Khi đã đáp ứng được các điều kiện mở văn phòng công chứng, Quý vị thực hiện thành lập văn phòng công chứng theo hướng dẫn như sau:
Bước 1: Thành lập văn phòng công chứng
Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm:
– Đơn đề nghị thành lập;
– Đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
– Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Đăng ký hoạt động văn phòng công chứng
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập
– Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
Quy định về mở văn phòng công chứng vạn xuân
– Mở văn phòng công chứng thực chất là việc đề nghị thành lập và đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, đề nghị thành lập được thực hiện tại UBND cấp tỉnh và đăng ký hoạt động được thực hiện tại Sở Tư pháp.
– Mở văn phòng công chứng là hoạt động phức tạp. Tính phức tạp xuất phát từ các điều kiện về công chứng viên cũng như điều kiện thành lập văn phòng công chứng.
Văn phòng công chứng có vốn điều lệ không?
– Khi nói về điều kiện loại hình doanh nghiệp của văn phòng công chứng, tại Điều 22, Khoản 1, Luật Công chứng 2014 ghi nhận rằng: “Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.” (Để hiểu thêm về đặc điểm, tư cách pháp nhân, cách góp vốn của công ty hợp danh, bạn có thể bấm xem thêm qua bài viết này trên wikipedia.org)
→ Như vậy, chính vì là công ty hợp danh, nên văn phòng công chứng phải có vốn điều lệ.
– Dựa trên giải thích tại Luật Doanh nghiệp 2020, có thể hiểu vốn điều lệ của văn phòng công chứng là tổng giá trị tài sản do ít nhất 02 công chứng viên hợp danh góp hoặc cam kết góp khi thành lập VPCC.
– Văn phòng công chứng chỉ thành lập và hoạt động dựa trên vốn điều lệ đó mà không có phần vốn góp khác, bởi VPCC không được có thành viên góp vốn. Nếu muốn gia tăng vốn điều lệ thì phải có công chứng viên mới góp vốn/cam kết góp vốn hoặc tăng vốn góp của các công viên hợp danh.
– Các công chứng viên góp vốn điều lệ và thành lập VPCC là chủ sở hữu VPCC.