Mẫu hợp đồng lao đông chuẩn

mẫu hợp đồng lao đông chuẩn

Hợp đồng lao động là những thoả thuận làm việc giữa người sử dụng lao động và người cung cấp lao động về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Bao gồm cả mức lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ khác của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động được xây dựng dựa trên sự thống nhất và nhất trí của bên sử dụng lao động và người lao động.

Vì vậy, trước khi ký kết chính thức để tạo giá trị pháp lý cho hợp đồng lao động, bạn cần đọc thật kỹ các nội dung thỏa thuận. Vậy làm sao để soạn hợp đồng đúng chuẩn? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu trong bài viết mẫu hợp đồng lao đông chuẩn nhất.

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Các hình thức hợp đồng lao động

Mẫu hợp đồng lao động hiện nay đang được áp dụng có nhiều loại khác nhau, được áp dụng cho các loại hình lao động, thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng lao động khác nhau. Về cơ bản bao gồm:

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn, có thời hạn: Là loại hình hợp đồng lao động xác định thời hạn sử dụng lao động. Hết thời hạn, hợp đồng phải được gia hạn. Có nhiều loại hợp đồng lao động xác định thời hạn nhưng phổ biến người ta hay sử dụng các thời hạn: 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng…

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là loại hình hợp đồng lao động không xác định thời gian sử dụng lao động. Loại hình này thường được sử dụng sau khi kết thúc 01 hợp đồng có thời hạn trước đó.

– Hợp đồng lao động theo thời vụ, theo vụ việc: Là loại hình hợp đồng lao động được ký theo từng vụ việc, theo mùa vụ (đối với các công việc theo mùa vụ, không đều việc tất cả các ngày trong năm)

Bộ luật lao động năm 2019, vừa có giá trị hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 đã bỏ 02 loại hợp đồng theo thời vụ và theo vụ việc. Theo đó, Bộ luật lao động mới chỉ còn công nhận 02 loại hợp đồng là: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối với người lao động làm từ đủ 1 tháng trở lên theo hợp đồng lao động sẽ tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Trong mối quan hệ lao động này thì hợp đồng lao động là văn bản quan trọng nhất để xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, là căn cứ để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Vậy đối với hợp đồng sẽ có những điều khoản nào căn bản mà quan trọng và cần thiết nhất thì sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số mẫu hợp đồng cơ bản để quý bạn đọc nắm rõ như hợp đồng lao động có thời hạn, không xác định thời hạn cũng như các loại hợp đồng theo mùa vụ.

Mẫu hợp đồng lao động mới nhất năm 2022 hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………,ngày……tháng……năm……

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Số: ………/HĐLĐ

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm …..…. Tại …………………………………

BÊN A…………………………………………………………………………………

Đại diện Ông/Bà:………………………………………………………………………

Chức vụ:…………………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………..……

Điện thoại:………………………………………………………………………………

Mã số thuế:………………………………………………………………………………

Số tài khoản:……………………………………………………………………………

BÊN B: …………………………………………………………………………………

Ông/Bà:…………………………………………………………………………………

Sinh năm:………………………………………………………………………………

Quốc tich:………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………

Số CMTND:………………………………………………………………………………

Số sổ lao động (nếu có):…………………………………………………………………

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ) và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Điều khoản chung

1. Loại HĐLĐ:…………………………………………………………………………………

2. Thời hạn HĐLĐ … tháng

3. Thời điểm từ: ngày …… tháng …… năm …….. đến ngày …… tháng …… năm ……

4. Địa điểm làm việc: ……………………………………………………………………………

5. Bộ phận công tác: Phòng …….. Chức danh chuyên môn (vị trí công tác):……………

6. Nhiệm vụ công việc như sau:

– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

– Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

– Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu kinh doanh của Công ty và theo quyết định của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

Điều 2: Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc: ………………………………………………………………………………

2. Từ ngày thứ 2 đến sáng ngày thứ 7:

– Buổi sáng : 8h00 – 12h00

– Buổi chiều: 13h30 – 17h30

– Sáng ngày thứ 7: Làm việc từ 08h00 đến 12h00

3. Do tính chất công việc, nhu cầu kinh doanh hay nhu cầu của tổ chức/bộ phận, Công ty có thể cho áp dụng thời gian làm việc linh hoạt. Những nhân viên được áp dụng thời gian làm việc linh hoạt có thể không tuân thủ lịch làm việc cố định bình thường mà làm theo ca kíp, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số giờ làm việc theo quy định.

4. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

1. Nghĩa vụ

a) Thực hiện công việc với sự tận tâm, tận lực và mẫn cán, đảm bảo hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành (bằng văn bản hoặc bằng miệng) của Ban Giám đốc trong Công ty (và các cá nhân được Ban Giám đốc bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

b) Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

c) Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, PCCC, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

d) Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.

e) Tham dự đầy đủ, nhiệt tình các buổi huấn luyện, đào tạo, hội thảo do Bộ phận hoặc Công ty tổ chức.

f) Thực hiện đúng cam kết trong HĐLĐ và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.

g) Đóng các loại bảo hiểm, các khoản thuế…. đầy đủ theo quy định của pháp luật.

h) Chế độ đào tạo: Theo quy định của Công ty và yêu cầu công việc. Trong trường hợp CBNV được cử đi đào tạo thì nhân viên phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, phải cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho Công ty sau khi kết thúc khoá học và được hưởng nguyên lương, các quyền lợi khác được hưởng như người đi làm.

i) Nếu sau khi kết thúc khóa đào tạo mà nhân viên không tiếp tục hợp tác với Công ty thì nhân viên phải hoàn trả lại 100% phí đào tạo và các khoản chế độ đã được nhận trong thời gian đào tạo.

2. Quyền lợi

a) Tiền lương và phụ cấp:

– Mức lương chính: …. VNĐ/tháng.

– Phụ cấp trách nhiệm: ….. VNĐ/tháng

– Phụ cấp hiệu suất công việc: Theo đánh giá của quản lý.

– Lương hiệu quả: Theo quy định của phòng ban, công ty.

– Công tác phí: Tùy từng vị trí, người lao động được hưởng theo quy định của công ty.

– Hình thức trả lương: Lương thời gian.

b) Các quyền lợi khác:

– Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của công ty.

– Chế độ nâng lương: Theo quy định của Nhà nước và quy chế tiền lương của Công ty. Người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật và/hoặc không trong thời gian xử lý kỷ luật lao động và đủ điều kiện về thời gian theo quy chế lương thì được xét nâng lương.

– Chế độ nghỉ: Theo quy định chung của Nhà nước

+ Nghỉ hàng tuần: 1,5 ngày (Chiều Thứ 7 và ngày Chủ nhật).

+ Nghỉ hàng năm: Những nhân viên được ký Hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (01 ngày phép/01 tháng, 12 ngày phép/01 năm). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

+ Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ Lễ pháp định. Các ngày nghỉ lễ nếu trùng với ngày Chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù vào ngày trước hoặc ngày kế tiếp tùy theo tình hình cụ thể mà Ban lãnh đạo Công ty sẽ chỉ đạo trực tiếp.

– Chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước. (5)

– Các chế độ được hưởng: Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của Pháp luật hiện hành.

– Thỏa thuận khác: Công ty được quyền chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với Người lao động có kết quả đánh giá hiệu suất công việc dưới mức quy định trong 03 tháng liên tục.

mẫu hợp đồng lao đông chuẩn
mẫu hợp đồng lao đông chuẩn

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

1. Nghĩa vụ

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.

Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo Hợp đồng lao động.

2. Quyền hạn

a) Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).

b) Có quyền chuyển tạm thời lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm thời chấm dứt Hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành và theo nội quy của Công ty trong thời gian hợp đồng còn giá trị.

c) Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của Pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.

d) Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

Điều 5: Đơn phương chấm dứt hợp đồng:

1. Người sử dụng lao động

a) Theo quy định tại điều 38 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

b) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.

c) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của Bộ luật Lao động.

d) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 06 tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới 01 năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động.

e) Do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

f) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

g) Người lao động vi phạm kỷ luật mức sa thải.

i) Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của Công ty.

k) Người lao động đang thi hành kỷ luật mức chuyển công tác mà tái phạm.

l) Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày/1 tháng và 20 ngày/1 năm.

m) Người lao động vi phạm Pháp luật Nhà nước.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động được thanh toán theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp.

2. Người lao động

a) Khi người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn phải tuân thủ theo điều 37 Bộ luật Lao động và phải dựa trên các căn cứ sau:

b) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.

c) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

d) Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động.

e) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.

f) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước.

g) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.

h) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 03 tháng liền mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

i) Ngoài những căn cứ trên, người lao động còn phải đảm bảo thời hạn báo trước như sau:

– Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất 03 ngày;

– Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày;

– Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của BLLĐ

– Đối với các lý do khác, người lao động phải đảm bảo thông báo trước

+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 – 03 năm.

+ Ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 01 năm.

k) Ngoài những căn cứ trên, người lao động còn phải đảm bảo thời hạn báo trước theo quy định. Người lao động có ý định thôi việc vì các lý do khác thì phải thông báo bằng văn bản cho đại diện của Công ty là Phòng Hành chính Nhân sự biết trước ít nhất là 15 ngày.

Điều 6: Những thỏa thuận khác

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có nhu cầu thay đổi nội dung trong hợp đồng phải báo cho bên kia trước ít nhất 03 ngày và ký kết bản Phụ lục hợp đồng theo quy định của Pháp luật. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn tuân theo hợp đồng lao động đã ký kết.

Người lao động đọc kỹ, hiểu rõ và cam kết thực hiện các điều khoản và quy định ghi tại Hợp đồng lao động.

Điều 7: Điều khoản thi hành

Những vấn đề về lao động không ghi trong Hợp đồng lao động này thì áp dụng theo quy định của Thỏa ước tập thể, nội quy lao động và Pháp luật lao động.

Khi hai bên ký kết Phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của Phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.

Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Hành chính nhân sự giữ 01 (một) bản, Người lao động giữ 01 (một) bản và có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm 20…

Hợp đồng được lập tại:……………………………………………………………………

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như thế nào?

Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

 Quy định về giao kết nhiều hợp đồng lao động như thế nào?

Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ tổng đài để được gặp các Luật sư, chuyên viên tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ.

Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139