Tiêu chuẩn HACCP

tiêu chuẩn haccp

Ngày nay, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không còn quá xa lạ với các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống. Riêng đối với lĩnh vực thực phẩm, việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm để vừa được hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm sẽ được hỗ trợ bởi chứng chỉ HACCP. Vậy tiêu chuẩn haccp là gì? Lý do doanh nghiệp nên đăng ký chứng chỉ haccp? và Giấy chứng chỉ HACCP được cấp bởi ai? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có đáp án cho những câu hỏi trên.

Tiêu chuẩn haccp là gì?

HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point trong tiếng Anh và có nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay “hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. Trên nền tảng của các nguyên tắc này, các nước và khu vực đã phát triển các tiêu chuẩn HACCP phù hợp với yêu cầu quản lý của mình. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:1998 (tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 – 1969 của CODEX). Trong khu vực Châu Á còn có tiêu chuẩn HACCP Code:2003 của Australia.

HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu đối với an toàn chất lượng thực phẩm. Phân tích HACCP sẽ đưa ra danh mục những điểm kiểm soát trọng yếu CCPs cùng với những mục tiêu phòng ngừa, các thủ tục theo dõi, giám sát và những tác động điều chỉnh từng điểm kiểm soát trọng yếu.

Để duy trì an toàn, chất lượng liên tục cho sản phẩm, các kết quả phân tích sẽ được lưu giữ. Phương pháp nghiên cứu HACCP phải thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào những thay đổi của quá trình chế biến. HACCP là một hệ thống có sơ sở khoa học và có tính logic hệ thống.

HACCP có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi như những tiến bộ trong thiết kế thiết bị, quy trình chế biến hoặc những cải tiến kỹ thuật. Hệ thống HACCP có khả năng độc lập với những hệ thống quản lý chất lượng khác. áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đã có và là hệ thống đáng để lựa chọn để quản lý an toàn chất lượng thực phẩm trong số rất nhiều những hệ thống quản lý chất lượng khác nhau.

Lý do doanh nghiệp thực phẩm nên đăng ký tiêu chuẩn haccp

Nếu doanh nghiệp của bạn đang vận hành sản xuất và kinh doanh các mặt hàng trong lĩnh vực thực phẩm thì dưới đây là những lý do bạn nên đăng ký chứng nhận HACCP:

Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp

Mục tiêu của HACCP là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt và phân tích, kiểm soát các mối nguy. Có HACCP sẽ giúp doanh nghiệp bạn thực hiện tốt việc phòng ngừa các rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Chất lượng sản phẩm hàng hóa ổn định.

Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm

Có chứng nhận HACCP, doanh nghiệp bạn sẽ được khẳng định rằng sản phẩm của mình được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Có lợi cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

HACCP làm tăng tính cạnh tranh,khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường hơn nhiều so với những đối thủ khác, nhất là trong ngành xuất khẩu thực phẩm.

Được phép sử dụng dấu chứng nhận

Doanh nghiệp bạn sẽ được phép sử dụng dấu chứng nhận để in trên bao bì nhãn hàng của mình. Là cơ sở để tạo lòng tin với khách hàng và đối tác.

Các bước thủ tục cấp tiêu chuẩn haccp

Sau khi xây dựng thành công hệ thống HACCP, doanh nghiệp sản xuất cần phải xin chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chứng nhận HACCP là một cơ quan độc lập với cơ quan tư vấn áp dụng HACCP. Ở một số quốc gia, cơ quan chứng nhận là cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm như Hàn Quốc… Tuy nhiên ở một số quốc gia khác, cơ quan chứng nhận HACCP là một tổ chức dịch vụ kỹ thuật. Cơ quan chứng nhận ở các quốc gia có sự khác nhau nhưng các bước tiến hành thủ tục chứng nhận HACCP đều phải tuân theo các bước sau:

tiêu chuẩn haccp
tiêu chuẩn haccp

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu, trao đổi thông tin giữa cơ quan chứng nhận và khách hàng (doanh nghiệp)

Cuộc tiếp xúc diễn ra trước khi ký hợp đồng chứng nhận. Các thông tin chính cần thống nhất bao gồm:

  • Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận
  • Các bước của thủ tục chứng nhận
  • Tiêu chuẩn ứng dụng
  • Các chi phí dự tính
  • Chương trình kế hoạch làm việc

Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)

  • Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch HACCP, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng HACCP.
  • Cơ quan chứng nhận cử chuyên gia phân tích đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ HACCP nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống HACCP tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng HACCP cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lời cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3: Ký hợp đồng về chứng nhận HACCP giữa cơ quan chứng nhận và doanh nghiệp

Bước 4: Doanh nghiệp đưa trình các tài liệu về HACCP cho cơ quan chứng nhận

Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm:

  • Kế hoạch HACCP, tài liệu liên qua HACCP (Sổ tay HACCP)
  • Thủ tục và chỉ dẫn công việc
  • Mô tả sản phẩm
  • Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm,, sửa chữa…
  • Bảng hỏi kiểm định HACCP

Bước 5: Đánh giá chính thức các tài liệu

Các văn bản tài liệu HACCP (sổ tay HACCP) sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống HACCP với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:

  • Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh
  • Việc thẩm tra và xác nhận các CCP
  • Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan
  • Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.
  • Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.

Bước 6: Lập kế hoạch kiểm tra

  • Các chuyên gia đánh giá phải viết báo cáo đánh giá cùng với các báo cáo về sự không phù hợp và các điểm cần lưu ý sau khi kiểm tra đánh giá hồ sơ. Trong báo cáo cần nêu ra các câu hỏi cũng như các vấn đề cần sửa chữa để doanh nghiệp trả lời và sửa chữa. Các câu hỏi sẽ được làm rõ muộn nhất là trong quá trình kiểm tra thực địa.
  • Đồng thời một kế hoạch kiểm tra, thẩm tra tại thực địa cũng được thống nhất giữa đoàn thẩm tra đánh giá và doanh nghiệp.

Bước 7: Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

  • Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
  • Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống HACCP.
  • Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình HACCP.
  • Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
  • Sự không phù hợp sẽ được chứng minh trong các báo cáo sai lệch.
  • Đối với các sai lệch, doanh nghiệp có trách nhiệm chỉnh sửa lại.
  • Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc sửa chữa các sai lệch và những điều còn thắc mắc được làm rõ, đoàn đánh giá phải thẩm tra lại và báo cáo đánh giá, thẩm định toàn bộ. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền đưa ra quan điểm tán thành hoặc không tán thành các ý kiến của đoàn hoặc thẩm tra viên trong vòng 2 tuần lễ.

Bước 8: Cấp chứng chỉ HACCP

Cơ sở được cấp chứng nhận HACCP nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. 

Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận HACCP cho khách hàng. Chứng nhận HACCP có giá trị 3 năm.

Bước 9: Giám sát duy trì chứng nhận và chứng nhận lại

  • Trong thời gian hiệu lực của giấp chứng nhận HACCP, cơ quan chứng nhận phải tổ chức giám sát định kỳ để đảm bảo rằng tất cả các quy phạm vệ sinh, nguyên tắc HACCP đang được duy trì đúng theo yêu cầu.
  • Nếu trong quá trình giám sát, phát hiện thấy có vấn đề không phù hợp, không khắc phục sửa chữa kịp thời, sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận.
  • Khi hết thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận ( giấy chứng nhận có giá trị 3 năm), cơ sở phải đăng ký và làm thủ tục chứng nhận lại vào thời điểm trước khi sắp hết hạn (3 tháng). Thủ tục chứng nhận lại như chứng nhận ban đâu nhưng tính chất đơn giản hơn nhiều.

Quy trình tư vấn tiêu chuẩn haccp tại Luật Trần và Liên danh

Là một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng hàng đầu Việt Nam. Luật Trần và Liên danh luôn tự hào rằng quy trình tư vấn chứng nhận chuyên nghiệp là nền tảng giúp doanh nghiệp bạn đạt được chứng nhận, phát triển toàn diện, giảm thiểu rủi ro, tăng trưởng và doanh thu!

Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình tư vấn đạt chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp:

  1. Đăng ký tư vấn chứng nhận
  2. Đánh giá sơ bộ
  3. Đánh giá tài liệu
  4. Đánh giá hệ thống quản lý
  5. Thẩm xét hồ sơ
  6. Cấp giấy chứng nhận HACCP

Bước 1: Đăng ký tư vấn chứng nhận

Đầu tiên, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận tại LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH. Cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh,… Sau đó, LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Căn cứ theo tình hình áp dụng HACCP cụ thể của doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia tư vấn LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH đến đánh giá sơ bộ thực tế hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.

Bước 3: Đánh giá tài liệu

Bước này sẽ thực hiện đánh giá tài liệu, hồ sơ HACCP đã chuẩn bị để phục vụ cho quá trình đánh giá chứng nhận. Thông thường, thời gian đánh giá tài liệu sẽ căn cứ vào quy mô cùng loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp. LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ tổ chức những khoá đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ ở giai đoạn này.

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Đoàn chuyên gia đánh giá (Tổ chức chứng nhận) đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp. Xem xét sự phù hợp giữa thực tế cùng những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp để khắc phục các sự không phù hợp trong hệ thống (nếu có).

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Sau đó, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận HACCP.

Bước 6: Cấp chứng chỉ HACCP

Sau khi thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu kết quả là phù hợp, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng chỉ HACCP cho doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết về tiêu chuẩn haccp của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139