Tranh chấp đất đai thừa kế

tranh chấp đất đai thừa kế

Tranh chấp thừa kế đất đai hiện nay xảy ra rất phổ biến, phần lớn do người dân không nắm được quy định của pháp luật nên dẫn đến tranh chấp chia thừa kế. Các bên tranh chấp không nắm được những vấn đề pháp lý, không nắm được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, không nắm được thủ tục, trình tự các bước mà các bên phải tiến hành khi giải quyết tranh chấp…dẫn đến quyền lợi ích của mình không được bảo vệ.

Với bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gúp Quý khách hiểu rõ về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế.

Quyền thừa kế là gì?

Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau:

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế bao gồm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 thì cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:

Khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1 Điều 168, Điều 188).

Đất không có tranh chấp

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất

Khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1 Điều 168, Điều 188).

Đất không có tranh chấp

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, cá nhân sau khi chết có thể để lại tài sản thừa kế cho người khác thông qua di chúc hoặc thông qua pháp luật. Như vậy, với mỗi hình thức để lại thừa kế thì pháp luật lại có quy định khác nhau đối với 02 hình thức này.

Thừa kế theo di chúc

Điều kiện để di chúc được công nhận là hợp pháp là khi người để lại di chúc lập di chúc phải minh mẫn, không bị hạn chế hoặc mất năng lự hành vi dân sự, tự nguyện, không bị lừa dối hay bị cưỡng ép.

Như vậy, việc lập di chúc của người để lại di sản là đất đai mà người đó không minh mẫn, không sáng suốt, bị những người thừa kế hoặc người khác đe dọa, cưỡng ép viết di chúc thì di chúc đó không có hiệu lực.

Người lập di chúc có thể lập di chúc theo nhiều hình thức khác nhau như lập di chúc bằng văn bản, di chúc có người làm chứng, di chúc miệng…. Với mỗi hình thức lập di chúc khác nhau, pháp luật đều có quy định cụ thể cho từng hình thức và hình thức của di chúc phải đúng theo các quy định cụ thể này.

Hơn nữa, các hình thức của di chúc đều phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 630 BLDS 2015 thì mới được coi là di chúc hợp pháp, từ đó mới có thể dùng di chúc để chia thừa kế trên thực tế.

Đối tượng được hưởng thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí mong muốn để lại tài sản của người đã chết cho người khác, vì vậy những người được chỉ định được hưởng thừa kế trong di chúc là những đối tượng được chia tài sản theo tỷ lệ, giá trị mà được thể hiện trong di chúc.

Những đối tượng được hưởng thừa kế theo di chúc có quyền từ chối hưởng tài sản. Tuy nhiên việc từ chối này không trược trái quy định của pháp luật nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ 02 (Ví du như trốn nhận thừa kế tài sản để tránh việc trả nợ cho bên thứ 03).

Thừa kế theo pháp luật

Bộ luật dấn sự 2015 quy định, nếu người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di chúc vô hiệu, di chúc bị rách nát hư hỏng mà không thể hiện được nội dung của di chúc hoặc nhưng người thừa kế được chỉ định trong di chúc từ chối nhận di sản thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.

Đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật

Việc hưởng thừa kế theo pháp luật này được chia theo hàng thừa kế, theo đó pháp luật quy định có ba hàng thừa kế, các hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước không có ai hoặc họ từ chối nhận di sản. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Các hàng thừa kế bao gồm:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, nếu di sản để lại là đất đai không được để lại bằng di chúc, hoặc di chúc bị vô hiệu, không hợp pháp theo quy định của pháp luật thì di sản là đất đai sẽ được chia theo pháp luật cho người thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.

tranh chấp đất đai thừa kế
tranh chấp đất đai thừa kế

Thời hiệu thừa kế

Thời hiệu này chính là thời hạn để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản (đất đai, nhà ở) và 10 năm đối với tài sản khác (động sản) kể từ thời điểm người để lại di sản chết. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của BLDS 2015

Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm người để lại di sản chết.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong trường hợp đối tượng tranh chấp là đất đai (bất động sản) thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Tuy nhiên, theo quy định Luật đất đai 2013 thì trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế về đất đai, các bên tranh chấp bắt buộc phải thực hiện hòa giải tại cấp xã nơi có đất. Trường hợp các bên hòa giải không thành thì các bên có tranh chấp đất đai thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Khi yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất thừa kế, người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện gửi đến tòa án. Hình thức và nội dung đơn khởi kiện phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó đơn khởi kiện phải có một số thông tin như sau: Thông tin người khởi kiện, thông tin người bị kiện, nội dung khởi kiện, nội dung yêu cầu. Gửi kèm đơn khởi kiện là Tài liệu chứng minh đất có tranh chấp.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục xem xét đơn và thụ lý vụ án. Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục để chuẩn bị xét xử như là thu thập chứng cứ, xác minh nguồn gốc đất, xác minh di chúc, nội dung di chúc, xác minh nhân thân người thừa kế theo pháp luật, tiến hành các thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ và đưa vụ án ra xét xử.

Thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế đất đai

Để giúp người dân nắm được quy định về khởi kiện, chúng tôi đã tóm tắt quy định về hồ sơ, thủ tục khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể.

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

– Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Nộp đơn khởi kiện

Theo khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện:

– Nếu không có thỏa thuận về chọn Tòa án giải quyết thì nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân.

– Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.

Hình thức nộp đơn

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án.

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án (Tòa sẽ thụ lý khi thuộc thẩm quyền của Tòa án và người khởi kiện nộp lại biên lai nộp tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp)

Bước 3: Chuẩn bị xét xử (thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án)

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Trên đây là những nội dung về thừa kế đất đai cũng như giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai đã được các Luật sư chuyên sâu về lĩnh vực dân sự nói chung, lĩnh vực đất đai nói riêng. Trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc hay có vấn đề cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139