Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền không phải là bắt buộc nhưng nhận thấy tầm quan trọng và lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thì các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân đều có xu hướng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền trên cơ sở tự nguyện để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mất bao lâu?
Ngoài vướng mắc về chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thì các chủ sở hữu nhãn hiệu cũng thường tìm hiểu về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền có tốn thời gian không? Mất bao nhiêu lâu kể từ thời điểm nộp đơn đến khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thành công để được cấp văn bằng bảo hộ?
Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền khoảng 12 tháng, có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp, phụ thuộc vào chủ thể nộp đơn có nộp đơn, hồ sơ đúng, đủ, chính xác theo quy định hay không? nhãn hiệu dự định đăng ký có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký trước đó hay chưa? Cụ thể bao gồm:
Thẩm định về hình thức
Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;
Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ
Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.
Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.
Thẩm định về nội dung
Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;
Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.
Theo đó, để đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhanh chóng và đạt hiệu quả, yêu cầu đối với chủ đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cần thực hiện đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định, hoàn thành nghĩa vụ nộp phí và lệ phí, chuẩn bị chính xác, đầy đủ hồ sơ theo quy định để hồ sơ được thẩm định cả về mặt hình thức lẫn nội dung nhanh chóng nhất.
Phí, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trong một số thống kê hiện nay, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:
Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng
Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng
Tuy nhiên, đây là mức lệ phí đăng ký nhãn hiệu theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, lệ phí sở hữu công nghiệp bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC.
Hiện tại đã hết khoản thời gian nêu trên, nên mức lệ phí đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:
Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu hiện nay như sau:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
Phí về đăng kí nhãn hiệu
Phí thẩm định về đăng ký nhãn hiệu
Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ) là 550.000 đồng
Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 120.000 đồng.
Phí phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) là 100.000 đồng.
Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 20.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) là 600.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí là 160.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký) là 160.000 đồng.
Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu (mỗi văn bằng bảo hộ) là 230.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu gia hạn, duy trì, sửa đổi văn bằng bảo hộ; gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (mỗi văn bằng bảo hộ); ghi nhận thay đổi thông tin sở hữu nhãn hiệu liên quan đến nhãn hiệu vào Sổ đăng ký Quốc gia; sửa đổi Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, gồm: Sửa đổi phạm vi chuyển giao, sửa đổi kéo dài thời hạn (mỗi văn bằng bảo hộ liên quan đến nội dung sửa đổi) và sửa đổi khác (mỗi Giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng) là 160.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 180.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 390.000 đồng.
Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu là 300.000 đồng.
Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu là 150.000 đồng.
Phí thẩm định Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, Hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) đối với nhãn hiệu là 250.000 đồng.
Quy trình dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật Trần và Liên Danh
Bước 1: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thiết kế nhãn hiệu dự định đăng ký
Chủ sở hữu nhãn hiệu dự định đăng ký nhãn hiệu cần phải tự thiết kế nhãn hiệu sao cho phù hợp với nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình dự định đăng ký bảo hộ. Hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng dịch vụ thiết kế nhãn hiệu của các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế nhãn hiệu.
Với tiêu chuẩn nhãn hiệu cần phải có tính sáng tạo, không trùng lặp, tương tự với các nhãn hiệu khác, đặc biệt là các nhãn hiệu nổi tiếng của các thương hiệu độc quyền. Chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng chi tiết bước này để là cơ sở thuận tiện thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Tra cứu khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu khả năng phân biệt của nhãn hiệu độc quyền mà khách hàng dự định đăng ký để tăng khả đăng ký thành công nhãn hiệu độc quyền.
Việc tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký là không bắt buộc, nhưng là bước đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến cả quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền về sau, vì nếu không tiến hành tra cứu nhãn hiệu thì sẽ không kiểm tra được khả năng phân biệt của nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu trùng lặp, tương tự, dễ nhầm lẫn sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối đơn đăng ký bảo hộ độc quyền ngay.
Bước 3: Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho khách hàng
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh, khách hàng chỉ cần chuẩn bị nhãn hiệu độc quyền dự định đăng ký, thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu, ký kết hợp đồng dịch vụ và giấy ủy quyền cho Luật Trần và Liên Danh.
Còn các công việc khác như việc soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ khác để hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện.
Bước 4: Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
Chúng tôi có thể tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho quý khách hàng trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ nhanh chóng, bao gồm cả công việc thực hiện nộp lệ phí, nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho khách hàng. Việc đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng, thông tin nhãn hiệu độc quyền là trách nhiệm của chúng tôi.
Bước 5: Phối hợp cùng khách hàng theo dõi hồ sơ và nhận kết quả đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
Sau khi hồ sơ được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho quý khách sẽ luôn theo sát hồ sơ đăng ký bảo hộ trong từng giai đoạn trong quy trình cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, chúng tôi sẽ thông báo ngay cho khách hàng để cả hai bên cùng có phương án xử lý phù hợp hoặc thực hiện theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng dịch vụ đã ký kết ban đầu.
Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng nhận Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền và bàn giao lại cho quý khách hoặc thực hiện theo yêu cầu riêng của khách hàng.
Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ thương hiệu
Mất quyền đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.
Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
Nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép
Theo điểm c, khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cũng theo khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý gồm (1) khởi kiện tại tòa án nhân dân (2) xử phạt vi phạm hành chính.
Ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh
Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường chủ sở hữu nhãn hiệu phải đầu tư rất nhiều về tiền và nhân lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến nguy cơ người khác sử dụng nhãn hiệu đó sản xuất cho ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh của mình.
Dịch vụ bảo hộ thương hiệu của Luật Trần và Liên Danh
Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hay thương hiệu nói riêng;
Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là một số nội dung mới nhất về chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.