Đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu như (i) số lượng thương hiệu mà khách hàng muốn nộp đơn đăng ký (ii) nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền (iii) Tiến hành thủ tục đăng ký nhanh (xin thẩm định nhanh) hay làm bình thường theo quy định và thực tế.
So với chi phí của thủ tục hành chính khác, chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mới nhất có đặc thù riêng. Do đó, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra mức chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mới nhất như sau:
Lệ phí, chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mới nhất
Ví dụ: Khách hàng nộp 1 thương hiệu sẽ tương ứng với 1 đơn đăng ký
Ví dụ: Thương hiệu ABC chỉ nộp đơn đăng ký để gắn lên 1 sản phầm trà sữa (1 nhóm) nhưng nhãn hiệu CDX lại nộp đơn đăng ký cho nhóm trà sữa và kinh doanh khách sạn (2 nhóm);
Chúng tôi sẽ liệt kê các khoản chi phí đăng ký thương hiệu cho quý khách hàng tham khảo.
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đối với mỗi Đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường như sau:
(Đăng ký bảo hộ cho một Nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ):
Lệ phí nộp đơn: 150.000đ/đơn;
Phí thẩm định nội dung: 550.000đ;
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000đ;
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
Lệ phí đăng bạ: 120.000đ
Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000đ;
Đối với Đơn đăng ký Nhãn hiệu gồm nhiều nhóm, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ:
Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký Nhãn hiệu:
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 550.000đ;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu:180.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 180.000đ;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000đ.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
Lệ phí đăng bạ: 120.000đ;
Lưu ý:
Trên đây là chi phí đăng ký nhãn hiệu cho một đơn với một nhóm ngành nghề. Trong các trường hợp cần thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hay chuyển nhượng đơn, Chủ sở hữu phải nộp thêm lệ phí.
Trường hợp chủ đơn nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ sẽ trả thêm phí dịch vụ riêng!
Khi đăng ký nhãn hiệu, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ TRA CỨU của Luật Trần và Liên Danh:
– Mục đích của việc TRA CỨU là để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký, việc tra cứu là KHUYẾN KHÍCH và KHÔNG phải là thủ tục bắt buộc đối với chủ đơn trước khi nộp đơn đăng ký.
– * TRA CỨU SƠ BỘ là việc tra cứu trên thư viện điện tử trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ và cơ sở dữ liệu của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Tuy nhiên, kết quả tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu chính xác từ 60-70%.
– ** TRA CỨU CHÍNH THỨC là việc tra cứu được thực hiện bởi chuyên viên tại Cục sở hữu trí tuệ, kết quả tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu là trên 90% – 95%.
– Chi phí nêu trên không bao gồm chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 360.000 VND (quý khách sẽ thanh toán khoản phí này khi nhận được thông báo cấp văn bằng bảo hộ từ Cục SHTT).
– Các khoản phí trên đều đã bao gồm phí dịch vụ, lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền nhưng không bao gồm 5% VAT
Có nên cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền giá rẻ?
Trong quá trình tư vấn thủ tục đăng ký thương hiệu, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc khách hàng về việc tại sao có những công ty cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu giá rẻ hơn công ty chúng tôi? Về thắc mắc này chúng tôi xin trả lời như sau:
Dịch vụ Đăng ký sở hữu trí tuệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, chỉ những công ty được Cục SHTT cấp phép mới được thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký. Tuy nhiên, ở Việt Nam có rất nhiều công ty không có chức năng đại diện này nhưng vẫn cung cấp dịch vụ đăng ký dẫn đến khách hàng sẽ gặp rất nhiều rủi ro pháp lý khi sử dụng dịch vụ công ty này. Ngoài ra, đây là lý do tại sao họ lại cung cấp dịch vụ giá rẻ.
– KHÔNG tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn HOẶC có tra cứu nhưng là tra cứu MIỄN PHÍ trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT dẫn đến kết quả không chính xác (30%). Tư đó, sẽ không báo khoản phí tra cứu nhãn hiệu cho khách hàng
– KHÔNG thông báo phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng do không có chức năng đại diện nên không có cơ sở pháp lý để theo dõi đơn. Khách hàng sẽ phải trả khoản phí cấp văn bằng khi nhận được thông báo cấp văn bằng.
– CHỈ thông báo phí nộp đơn đăng ký cho khách hàng và loại bỏ 2 khoản phí nêu trên dẫn đến PHÍ thấp hơn mức các công ty có chức năng đại diện thông báo
TÓM LẠI: Quý khách hàng nên cân nhắc việc có sử dụng dịch vụ giá rẻ hay không? Và khi sử dụng sẽ phải đối diện với những rủi ro sau:
– KHÔNG tra cứu chính thức để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu dẫn đến việc nhãn hiêu/thương hiệu sẽ bị từ chối đăng ký và gây rủi ro lớn đối với quá trình kinh doanh
– KHÔNG có chức năng đại diện dẫn đến việc nhãn hiệu có khả năng bị từ chối do không nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký (nếu có) từ Cục SHTT.
Hồ sơ Đăng ký thương hiệu độc quyền gồm những gì?
Sau khi biết được chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mới nhất, người nộp đơn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định của Luật SHTT bao gồm:
(a) 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT- BKHCN;
(b) 05 Mẫu thương hiệu (Mẫu thương hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai)
(c) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận
(d) Giấy ủy quyền của chủ đơn cho tổ chức đại diện trong trường hợp chủ đơn sử dụng dịch vụ đăng ký
Thời gian đăng ký nhãn hiệu
Thẩm định về hình thức
Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;
Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ
Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.
Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.
Thẩm định về nội dung
Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;
Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 – 24 tháng bởi các lý khách quan như:
– Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, việc thẩm định đơn sẽ ngày càng kéo dài hơn.
– Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của Luật Trần và Liên Danh
Luật Trần và Liên Danh cung cấp dịch vụ tư vấn và đăng ký độc quyền thương hiệu với chi phí đăng ký thương hiệu cạnh tranh và hợp lý trên tinh thần không phải rẻ nhất nhưng là hợp lý nhất. Khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu, Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp dịch vụ sau:
– Tư vấn cách chọn tên thương hiệu cho hợp lý và có khả năng đăng ký
– Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tiến hành nộp đơn;
– Thay mặt khách hàng nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam;
– Theo dõi đơn đăng ký trong các giải đoạn thẩm định đơn đăng ký từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được thông báo cấp văn bằng hoặc quyết định từ chối
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ
Quý khách có thể tham khảo một số câu hỏi đáp nhanh liên quan đến đăng ký thương hiệu sau đây:
Tôi thấy có nhiều công ty báo giá đăng ký thương hiệu độc quyền rất rẻ, tôi có nên chọn dịch vụ Đăng ký thương hiệu giá rẻ không?
Trả lời: Hiện nay có nhiều công ty cung cấp dịch vụ đăng ký giá rẻ cho doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu đăng ký. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên khách hàng cần tìm hiểu thật rõ ràng các gói dịch vụ đăng ký thương hiệu giá rẻ bởi thông thường các gói dịch vụ giá rẻ sẽ bị bớt đi một số công việc trong qui trình đăng ký thương hiệu.
Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu ở đâu? Các hình thức nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền?
Trả lời: Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được nộp tại Cục SHTT hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục SHTT có địa chỉ tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Hồ sơ đăng ký có thể nộp bằng hình thức (i) nộp trực tiếp tại Cục SHTT (ii) nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến (iii) nộp qua đường bưu điện tới Cục SHTT.
Trên đây là một số nội dung mới nhất về chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mới nhất Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.