Hiện nay, nhu cầu đăng ký logo đang được chú ý hơn trước, rất nhiều vấn đề liên quan đến logo được đề cập đến như dịch vụ đăng ký, thủ tục giấy tờ, giá cả dịch vụ… trong đó câu hỏi đăng ký bản quyền logo bao nhiêu tiền được rất nhiều người đặt ra. Vậy chi phí có đắt quá không? Và chi phí đăng ký bao gồm những gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích như sau:
Cách tính chi phí đăng ký bản quyền logo thương hiệu
Chi phí đăng ký logo thương hiệu là việc chủ sở hữu cần nộp cho cơ quan nhà nước cùng thời điểm nộp hồ sơ đăng ký logo. Đây là căn cứ để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét thẩm định đơn đăng ký cho chủ sở hữu.
Việc đăng ký logo hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào các tiêu chí sau:
(i) Số lượng logo đăng ký
(ii) Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký logo
(iii) Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ
(iv) Tự nộp đơn đăng ký hay sử dụng dịch vụ đăng ký
Tổng hợp lại, chi phí đăng ký logo được chia thành 02 loại chi phí bao gồm: Chi phí chính thức (phí nhà nước) nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và chi phí của tổ chức đại diện thay mặt chủ sở hữu nộp đơn đăng ký logo.
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Trong một số thống kê hiện nay, lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:
Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng
Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng
Tuy nhiên, đây là mức lệ phí đăng ký nhãn hiệu theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, lệ phí sở hữu công nghiệp bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC.
Hiện tại đã hết khoản thời gian nêu trên, nên mức lệ phí đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:
Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu hiện nay như sau:
– Mức lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000VNĐ
Phí về đăng kí nhãn hiệu
Phí thẩm định về đăng ký nhãn hiệu
Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu là 550.000 đồng
Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 120.000 đồng.
Phí phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) là 100.000 đồng.
Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 20.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) là 600.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký) là 160.000 đồng.
Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu (mỗi văn bằng bảo hộ) là 230.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 180.000 đồng.
Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 390.000 đồng.
Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu là 300.000 đồng.
Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu là 150.000 đồng.
Phí thẩm định Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, Hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) đối với nhãn hiệu là 250.000 đồng.
Phí tra cứu thông tin về nhãn hiệu
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ); tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) đối với nhãn hiệu là 180.000 đồng.
Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 30.000 đồng.
Phí công bố, đăng bạ thông tin nhãn hiệu
Phí công bố thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.
Phí đăng bạ thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.
Phí thẩm định đăng ký quốc tế về nhãn hiệu
Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế là 2.000.000 đồng.
Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế danh mục sản phẩm, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam là 1.000.000 đồng.
Phí riêng đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam:
Phí thẩm định đơn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.600.000 đồng.
Phí thẩm định đơn gia hạn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.200.000 đồng.
Tổng kết lại, trên thực tế thông thường các khoản phí nếu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
(Đây là khoản phí cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ).
Phân biệt giữa đăng ký bản quyền tác giả cho logo (đăng ký bản quyền logo) và đăng ký nhãn hiệu
Thứ nhất, điều kiện bảo hộ
Đăng ký bản quyền logo: Được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định (tham khảo Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ)
Đăng ký nhãn hiệu logo: Là dấu hiệu nhìn thấy được, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (tham khảo Khoản 2 Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ)
Thứ hai, nơi đăng ký bảo hộ
Đăng ký bản quyền logo: Cục Bản quyền tác giả (tham khảo Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
Đăng ký nhãn hiệu logo: Cục Sở hữu trí tuệ
Thứ ba, hồ sơ đăng ký
Theo Khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ thì đăng ký bản quyền logo gồm những giấy tờ sau:
Tờ khai đăng ký quyền tác giả
Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền
Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Theo Điều 100, 105 Luật sở hữu trí tuệ thì đăng ký nhãn hiệu logo gồm những giấy tờ sau:
Tờ khai đăng ký
Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
Cách kiểm tra đã đăng ký bản quyền logo thương hiệu hay chưa
Tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị từ chối đều được công bố tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ tại địa chỉ website http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Quý khách có thể nhập thông tin cơ bản như tên nhãn hiệu, ví dụ cụ thể như: FPT, Vinaconex … để tra cứu. Công cụ này tỏ ra khá hữu ích trong việc tra cứu các ý tưởng xem có thể trùng lặp được hay không. Với những người có kinh nghiệm, có kiến thức về sở hữu trí tuệ thì công cụ này có thể đưa đến khoảng 60% độ chính xác cần thiết. Còn đối với khách hàng đây là một công cụ để có thể kiểm tra ý tưởng của mình có trùng lặp không ? hoặc để theo dõi tiến độ bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Cục sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, với mẹo “…” này, chỉ cho ra chính xác cụm từ mà bạn muốn tra cứu, có thể không hiển thị hết các nhãn hiệu khác có chứa nhãn hiệu đó hoặc nhãn hiệu có cách phát âm tương tự.
Ví dụ: Nếu bạn tra cứu “Bamboo”
Kết quả hiển thị sẽ là đúng từ “Bamboo” nhưng có thể có các nhãn như: “Bam bu”; “Bem bu” hoặc “Bam bo” rồi. Do vậy, bạn phải cẩn thận với cách tra cứu này. Còn nếu bạn không chắc chắn làm về khả năng tra cứu của mình thì hãy liên hệ với Công ty Thiên Di (0981 317 075) để được hỗ trợ tra cứu miễn phí trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ.
Đăng ký bản quyền logo ở đâu?
Việc đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ tại địa chỉ cụ thể như sau:
a. Địa chỉ nộp đơn đăng ký độc quyền sản phẩm tại Hà Nội
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069
b. Địa chỉ nộp đơn đăng ký độc quyền sản phẩm tại Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại miền nam: Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại : Tel: (08) 3920 8483 – 3920 8485 Fax: (08) 3920 8486
c. Địa chỉ nộp đơn đăng ký độc quyền sản phẩm tại thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại miền Trung: Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3889955 Điện thoại : (0511) 3889955 ; Mobile Phone : 0903502566 Fax : (0511) 3889977
Thời gian đăng ký nhãn hiệu
Thẩm định về hình thức
Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;
Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ
Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.
Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.
Thẩm định về nội dung
Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;
Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 – 24 tháng bởi các lý khách quan như:
– Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, việc thẩm định đơn sẽ ngày càng kéo dài hơn.
– Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.
Trên đây là một số nội dung mới nhất về đăng ký bản quyền logo, chi phí đăng ký bản quyền logo Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.