Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì và làm thế nào để xác định mức bồi thường? Luật Trần và Liên Danh xin đưa ra bài tư vấn cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để hỗ trợ cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội thực hiện tốt nhất quy định của pháp luật.

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là sự giao kết giữa hai bên hoặc giữa nhiều bên với nhau, được sự nhất trí thỏa thuận của các bên cùng có sự thống nhất về ý chí, tự nguyện và phù hợp với ý chí của Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định”

“Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: “Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp…”

Đặc điểm của hợp đồng

Như đã nói ở trên, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự. Vậy hợp đồng có những đặc điểm sau:

– Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, có thể là sự giao kết giữa hai bên hoặc giữa nhiều bên với nhau, cùng có sự thống nhất về ý chí, tự nguyện và phù hợp với ý chí của Nhà nước.

– Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý, đó là: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng.

– Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.

– Mục đích của hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Chỉ khi đáp ứng được các mục đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý.

Theo đó, hình thức của hợp đồng có thể được các bên thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Khi các bên thỏa thuận giao kết bằng một trong ba hình thức trên thì hợp đồng được xem xét là đã giao kết và phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức đó. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì khi đó hình thức của hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tuy nhiên, ta có thể hiểu: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là lloaij bồi thường thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trường hợp bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại xảy ra không phải do vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự 2015, điều kiện xảy ra bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là:

– Có thiệt hại thực tế xảy ra (thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp)

– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác)

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại

– Căn cứ pháp lý: điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015

Như vậy bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trường hợp bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại xảy ra không phải do vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự năm 2015, điều kiện xảy ra bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là:

Có thiệt hại thực tế xảy ra (thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp)

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác)

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Ngoài ra, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần quan tâm đến yếu tố lỗi các bên. Lỗi của người vi phạm là là một trong những điều kiện có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt thiệt hại chứ không phải là yếu tố bắt buộc. Theo Bộ luật dân sự 2015:

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.

Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có những đặc điểm sau:

Một loại trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng nói chung là trách nhiệm của người phải bồi thường đối với người được bồi thường (những chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự) mà không phải là trách nhiệm của người gây thiệt hại với nhà nước.

Việc xác định thiệt hại, chủ thể phải bồi thường, nguyên tắc, năng lực bồi thường… được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật dân sự mà không phải quy phạm pháp luật hình sự hay quy phạm pháp luật hành chính.

Là trách nhiệm mang tính tài sản (trách nhiệm vật chất)

Thiệt hại xảy ra trên thực tế có thể là thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường không phải chịu một sự tổn thất tương tự về sức khỏe, tính mạng… mà thiệt hại phải bồi thường luôn được xác định bằng một lượng tài sản nhất định, người phải bồi thường chỉ phải chịu tổn thất về tài sản.

Là hậu quả bất lợi mà một chủ thể phải gánh chịu

về nguyên tắc, các bên có thể thỏa thuận về phương thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật, phải thực hiện một công việc…

Tuy nhiên, việc bồi thường dù có được thực hiện bằng phương thức nào đi chăng nữa thì cũng hướng tới việc bù đắp những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu.

Tức là người có trách nhiệm bồi thường phải bù đắp những thiệt hại được tính toán bằng một lượng tài sản nhất định (phải chấp nhận mất đi một lợi ích nhất định).

Chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra

Thực tế, nhiều loại trách nhiệm khác phát sinh ngay khi có hành vi vi phạm xảy ra, cho dù hành vi đó chưa gây ra hậu quả (ví dụ trách nhiệm hình sự). Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh nếu đã có thiệt hại đối với một chủ thể nhất định.

Tức là sự vi phạm phải gây ra thiệt hại cho người bị vi phạm. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của thiệt hại trong việc xác định các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Nếu hành vi trái pháp luật (không thực hiện đúng quy định về quản lý tài sản) đã được thực hiện mà không có thiệt hại thực tế xảy ra thì mục đích bù đắp tổn thất sẽ không được đặt ra.

Được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế

Việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được cụ thể hóa bằng các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận (chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc để bù đắp tổn thất…).

Tức là trong quan hệ đó, bên phải thực hiện nghĩa vụ (bên phải bồi thường) là bên phải gánh chịu những bất lợi, còn bên có quyền (bên được bồi thường) sẽ được hưởng những lợi ích mà bên kia mang lại.

Sự đối lập nhau về lợi ích có thể khiến cho bên có trách nhiệm bồi thường không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của bên bị thiệt hại, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ được đặt ra để ngăn chặn tình trạng này.

Phát sinh giữa các chủ thể chưa từng có quan hệ hợp đồng hoặc đã có quan hệ hợp đồng

Trường hợp này có thể phát sinh giữa các chủ thể chưa từng có quan hệ hợp đồng hoặc đã có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không có liên quan đến những thỏa thuận trong hợp đồng.

Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Trong khi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng luôn phát sinh giữa các chủ thể đã có quan hệ họp đồng với nhau, và thiệt hại xảy ra luôn là hậu quả của sự vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng, thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lại hoàn toàn ngược lại.

Thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật hoặc sự kiện tài sản gây thiệt hại trái pháp luật, chứ không có bất kì sự liên quan nào đến các thỏa thuận trong họp đồng, kể cả trong trường hợp các bên đã hoặc đang có quan hệ hợp đồng với nhau.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có khó khăn hay vướng mắc liên quan đến hợp đồng lao động, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139