Khai báo thuế doanh nghiệp

khai báo thuế doanh nghiệp

Khai báo thuế là nghiệp vụ mà mọi kế toán doanh nghiệp đều phải biết. Tuy nhiên, không chỉ riêng kế toán mà kể cả chủ doanh nghiệp, người quản lý cũng nên nắm sơ bộ các công việc kê khai thuế để dễ dàng kiểm tra, giám sát nhân viên và đảm bảo tiến độ công việc. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc nội dung về Cách khai báo thuế doanh nghiệp.

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nhắc đến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì hầu hết mọi người đều biết người nộp thuế là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là hiểu biết mang tính khái quát nhất, bởi lẽ bên cạnh doanh nghiệp là đối tượng chính thì người nộp thuế TNDN còn gồm một số đối tượng khác.

Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung 2013 quy định người nộp thuế TNDN gồm các đối tượng sau:

* Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

– Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

* Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế TNDN như sau:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.

– Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.

– Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.

– Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

* Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gồm:

– Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

– Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

– Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

– Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

– Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Khai báo thuế hằng năm bao gồm các loại nào?

Dưới đây là các loại thuế phổ biến mà các doanh nghiệp phải khai báo:

Thuế giá trị gia tăng,

Thuế môn bài,

Thuế thu nhập cá nhân,

Thuế thu nhập doanh nghiệp ,…

Hồ sơ khai báo thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản (đối với doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản), hồ sơ là Mẫu số 02/TNDN.

Với doanh nghiệp nộp thuế theo kê khai, trường hợp quyết toán thuế doanh nghiệp thì hồ sơ sẽ là mẫu số 03/TNDN.

Với doanh nghiệp nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu, trường hợp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ dùng mẫu số 04/TNDN nộp đến cơ quan thuế.

Đối với tổ chức nước ngoài, khai thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động chuyển nhượng vốn sẽ dùng mẫu số 05/TNDN.

Thời hạn kê khai thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Trường hợp chuyển nhượng bất động sản, thời hạn kê khai thuế là 10 ngày kể từ ngày phát sinh chuyển nhượng.

Thời hạn kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế theo kê khai) là trong vòng 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch. Với trường hợp quyết toán giải thể, thời hạn kê khai là 45 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể.

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu), thời hạn kê khai là trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch.

Thời hạn khai báo thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động chuyển nhượng vốn (với tổ chức nước ngoài) là 10 ngày kể từ ngày phát sinh chuyển nhượng vốn.

Thời hạn nộp tiền thuế cũng là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Cách khai báo thuế môn bài

Nếu như chỉ mới thành lập, chưa hoạt động SXKD, doanh nghiệp phải khai báo lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày. Thời hạn này tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế, hoặc từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp chỉ cần khai lệ phí môn bài một lần khi mới ra hoạt động kinh doanh. Và hạn cuối phải nộp là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cách nộp thuế môn bài

Kế toán viên sẽ nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các doanh nghiệp có thể có đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh.

Nếu đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh, kế toán viên tiến hành nộp hồ sơ khai báo thuế môn bài của các đơn vị phụ thuộc này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.

Riêng trường hợp đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc sẽ nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

Hồ sơ khai thuế môn bài và Thời hạn nộp lệ phí môn bài

Để khai báo thuế môn bài, doanh nghiệp cần nộp tờ khai lệ phí môn bài. Nó được ban hành kèm theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP.

Doanh nghiệp cần nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Nếu doanh nghiệp mới thành lập, mới hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn này chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.

khai báo thuế doanh nghiệp
khai báo thuế doanh nghiệp

Đối tượng khai thuế thu nhập cá nhân

Đối tượng cần khai thuế thu nhập cá nhân gồm các cá nhân, tổ chức trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Tổ chức, cá nhân này cần khai thuế theo quý hoặc tháng. Cá nhân, tổ chức sẽ không phải khai thuế nếu trong quý, tháng mà họ trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ khai báo thuế thu nhập cá nhân

Đối với các cá nhân, tổ chức khai quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương, hồ sơ khai thuế là mẫu số 05/QTT-TNCN. Tờ khai này được ban hành kèm Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Các cá nhân, tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương khai thuế sẽ dùng mẫu số 05/KK-TNCN. Tờ khai này được ban hành kèm Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Thời hạn kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân

Các cá nhân, tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế với thu nhập từ tiền công, tiền lương thì thời hạn khai báo thuế thu nhập cá nhân như sau:

Kỳ kê khai quý có kỳ hạn chậm nhất vào ngày 30 tháng đầu tiên quý tiếp theo.

Kỳ kê khai tháng có kỳ hạn chậm nhất vào ngày 20 tháng sau.

Cá nhân, tổ chức khai quyết toán thuế với thu nhập từ tiền công, tiền lương khai thuế, thời hạn kê khai như sau:

Quyết toán giải thể: Thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể.

Trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm (tính theo dương lịch).

Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai báo thuế tháng, quý, quyết toán thuế.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

* Công thức tính thuế TNDN

Căn cứ Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thuế TNDN được tính như sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất [1]

Như vậy, để tính được số thuế phải nộp cần phải biết thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

(1) Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định [2]

Trong đó, thu nhập chịu thuế TNDN được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác [3]

(2) Thuế suất thuế TNDN

Căn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế TNDN là 20%.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp áp dụng mức thuế suất cao hơn như doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao nên mức nộp thấp hơn.

* Các bước tính thuế TNDN

Về lý thuyết thuế TNDN được tính theo các bước sau:

Bước 1: Tính doanh thu trong kỳ tính thuế, chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác

Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [3]

Bước 3: Tính thu nhập được miễn thuế, các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Bước 4: Tính thu nhập tính thuế TNDN theo công thức [2]

Bước 5: Tính tính thuế TNDN phải nộp theo công thức [1]

Lưu ý: Trên đây chỉ là quy trình tính thuế TNDN theo quy định của pháp luật, trên thực tế kế toán nhập dữ liệu trên phần mềm mà doanh nghiệp đang sử dụng và gửi cho cơ quan thuế sẽ cần nhiều thao tác phức tạp hơn.

Doanh thu tính thuế được xác định thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, doanh thu tính thuế TNDN được quy định rõ như sau:

– Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng.

Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế TNDN bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

– Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.

– Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp cụ thể xem chi tiết tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về khai báo thuế doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139