Thành lập địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện khi muốn mở rộng địa điểm kinh doanh, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính của địa điểm kinh doanh. Cùng tìm hiểu về đăng ký địa điểm kinh doanh tại quận 3 ngay sau đây.
Khái niệm Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Theo ghi nhận tại Luật doanh nghiệp 2020:
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. (khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp).
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. (khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp). Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
Điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Nội dung |
Văn phòng đại diện |
Địa điểm kinh doanh |
Hoạt động kinh doanh |
Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty. |
Được kinh doanh một số ngành nghề cụ thể mà công ty đã đăng ký kinh doanh. |
Con dấu, giấy phép |
Có con dấu riêng; Có giấy chứng nhận hoạt động riêng. |
Không có dấu riêng; Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng. |
Ký kết hợp đồng Xuất hóa đơn |
Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế; Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn. |
Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế; Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn. |
Mã số thuế |
Có mã số thuế riêng 13 số. Văn phòng đại diện kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số Văn phòng ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. |
Không có mã số thuế riêng. Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc. |
Các loại thuế phải nộp |
Thuế thu nhập cá nhân |
Thuế môn bài |
Thủ tục thành lập, thay đổi |
Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh. Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận. |
Hồ sơ thành lâp đơn giản; Khi thay đổi địa chỉ không phải làm thủ tục xác nhận thuế. |
Khái niệm địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là cơ sở để diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa và dịch vụ (theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).
Chẳng hạn như Công ty A có trụ sở chính ở quận Đống Đa, Hà Nội và chuỗi cửa hàng trên các quận, huyện khác trên địa bàn Hà Nội. Như vậy theo quy định, ngoài nơi làm trụ sở chính, công ty A còn được thành lập thêm các địa điểm kinh doanh khác (có giấy phép đăng ký kinh doanh).
Khi thành lập địa điểm kinh doanh có những yêu cầu gì?
Các doanh nghiệp có ý định thành lập địa điểm kinh doanh cần biết rõ những quy định sau:
Quy định về tên của địa điểm kinh doanh
Theo quy định tại Nghị định 01/2021 thì tên địa điểm kinh doanh như sau:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Quy định về nơi đặt địa điểm kinh doanh
Để đáp ứng yêu cầu về nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, quy định đưa ra đã được chỉnh đổi để phù hợp hơn:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
Quy định về phạm vi ngành nghề tại địa điểm kinh doanh
Ngành nghề nào tại địa điểm kinh doanh là do doanh nghiệp quyết định. Do đó, không có quy định nào về phạm vi ngành nghề đối với địa điểm kinh doanh (điều này không thể hiện trong giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh).
Các bước làm thủ tục thành lập đăng ký địa điểm kinh doanh tại quận 3
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm 2 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ như:
Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (có dấu công chứng)
Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ
Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại quận 3 tại Luật Trần và Liên danh
Khi có ý định đăng ký địa điểm kinh doanh, nếu quý doanh nghiệp không có nhiều thời gian để tự thực hiện thì có thể sử dụng dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Luật Trần và Liên danh. Lựa chọn văn phòng luật sư hỗ trợ, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quý khách hàng:
Thủ tục nhanh gọn, đơn giản: Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin địa điểm đăng ký kinh doanh và ký đóng dấu giấy tờ. Việc hoàn thiện và nộp hồ sơ, nhận kết quả sẽ do Luật Trần và Liên danh thực hiện.
Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp: Qúy khách hàng sẽ không phải tự đi đăng ký, nộp hay theo dõi nhận kết quả, bởi đã có chúng tôi đảm nhiệm.
Luật Trần và Liên danh đảm bảo sẽ thực hiện đầy đủ các công việc sau, khi được khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ:
Tư vấn cho khách hàng đầy đủ về những quy định khi đăng ký địa điểm kinh doanh
Tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Hoàn thiện hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ, nhận kết quả ở phòng đăng ký kinh doanh
Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thủ tục thuế tại địa điểm kinh doanh sau khi thành lập
Chuyển giao hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp.
Thành lập mới địa điểm kinh doanh, đăng ký địa điểm kinh doanh tại quận 3
Thành phần hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh tại quận 3 (quy định tại Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
* Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh:
– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-7).
– Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức tín dụng thuộc loại hình công ty trách nhiệm hoặc công ty cổ phần, khi lập địa điểm kinh doanh thì hồ sơ phải có Bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
* Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương):
– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh(Phụ lục II-7).
– Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thay thế cho nội dung đăng ký hoạt động trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan đăng ký đầu tư cấp mà không thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở. Hồ sơ gồm:
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan đăng ký đầu tư cấp;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định (Phụ lục II-14) Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (Phụ lục II-15), Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
– Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức tín dụng thuộc loại hình công ty trách nhiệm hoặc công ty cổ phần, khi lập địa điểm kinh doanh ở trong nước thì hồ sơ phải có Bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cách thức thực hiện đăng ký địa điểm kinh doanh tại quận 3:
Doanh nghiệp gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:
Có hồ sơ hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ như đã nêu tại Thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật).
Tên địa điểm kinh doanhphải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Quy trình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý liên quan đến đăng ký địa điểm kinh doanh tại quận 3
Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý là tổng hợp một chuỗi hành vi, bắt đầu từ việc nhận yêu cầu của đối tượng tư vấn cho đến khi phải đưa ra được một giải pháp cho người có nhu cầu tư vấn, trợ giúp pháp lý. Quá trình đó có thể được thực hiện theo các bước chung như sau:
1.Nhận đơn và xem xét đơn
2.Cung cấp thông tin pháp lý cho các đối tượng
3.Yêu cầu các đối tượng trình bày, giải thích thêm về trường hợp yêu cầu tư vấn
4.Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp qua yêu cầu của đối tượng
5.Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ
6.Giúp cho các đối tượng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật
7.Tra cứu văn bản pháp luật áp dụng
8.Nhận định và đưa ra các giải pháp trên cơ sở yêu cầu của đối tượng, hướng dẫn cho các đối tượng được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cần xử sự như thế nào trong các hoàn cảnh của họ để phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi.
Như vậy, mục đích cuối cùng của hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý là đưa ra được một lời khuyên cho đối tượng được tư vấn. Lời khuyên ở đây có thể là bằng lời nói, bằng văn bản. Lời khuyên cũng có thể được hiểu rộng ra như là những giải pháp thiết thực để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng.
Thanh toán thù lao và các chi phí luật sư tư vấn đăng ký địa điểm kinh doanh tại quận 3
Mức thù lao và chi phí của Luật sư
Mức thù lao và chi phí Luật sư cụ thể trong từng vụ việc được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng và được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa Công ty tư vấn Luật Trần và Liên danh với khách hàng (Hợp đồng có đóng dấu của Văn phòng và chữ ký của luật sư Trưởng Văn phòng). Ngoài khoản thù lao, chi phí thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết, khách hàng không phải thanh toán cho Luật sư bất cứ khoản thù lao, chi phí nào khác.
Phương thức thanh toán thù lao và các chi phí luật sư:
Khách hàng thanh toán thù lao Luật sư và các chi phí đã được thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý một cách trực tiếp, 100% bằng tiền mặt VNĐ tại Văn phòng thông qua bộ phận Kế toán tại trụ sở chính của Công ty tư vấn Luật Trần và Liên danh
Thời hạn thanh toán thù lao và các chi phí luật sư:
Việc thanh toán thù lao Luật sư và các chi phí liên quan đến dịch vụ pháp lý được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng trong từng vụ việc cụ thể : Khách hàng có thể thanh toán thù lao Luật sư khi ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật sư hoặc sau khi Luật sư hoàn thành công việc (thanh lý hợp đồng) hoặc thanh toán thù lao Luật sư theo tiến độ thực hiện công việc.
Trên đây là bài viết tư vấn về đăng ký địa điểm kinh doanh tại quận 3 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.