Phạt chậm nộp tờ khai thuế

phạt chậm nộp tờ khai

Ngày 19 tháng 10 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và chính thức có hiệu lực từ ngày 05/12/2020. Theo đó, Nghị định 125/2020/NĐ- CP quy định chi tiết về các mức xử phạt vi phạm hành chính khi doanh nghiệp nộp chậm hồ sơ kê khai thuế, bao gồm:

Chậm nộp tờ khai kê khai thuế môn bài;

Chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng;

Chậm nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp;

Chậm nộp tờ khai thuế thuế thu nhập cá nhân;

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Thuế là gì?

Thuế là gì? Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có khái niệm thống nhất nào về thuế. Các khái niệm thuế được đưa ra dựa trên các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế học. Trong đó, khái niệm về thuế được biết đến rộng rãi nhất là:

Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.

Ngoài ra, một khái niệm khác về thuế cũng khá phổ biến là: “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.

Từ 2 khái niệm trên có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Vai trò của thuế

Thuế tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, được xem là khoản thu quan trọng nhất trong xã hội, có tính ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoảng thu này càng lớn. Vì vậy, nếu không có thuế thì nhà nước không thể hoạt động vững mạnh.

Là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: thuế góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm kê, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với mọi thành phần kinh tế theo hướng phát triển trong kế hoạch do nhà nước đề ra, góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế của một quốc gia.

Có chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân. Hai mặt trong nền kinh tế mà thuế tham gia điều tiết là: kích thích và hạn chế. Nhà nước thông qua các chính sách thuế để tác động lên cung cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh tế – đặc trưng của nền kinh tế thị trường.

Đảm bảo công bằng xã hội: nhà nước thông qua thuế để điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo bằng cách trợ cấp hoặc cung cấp hàng hóa công cộng.

Đặc điểm của thuế

Thuế là khoản thu bắt buộc vào ngân sách Nhà nước

Thuế là khoản bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân. Dù muốn hay không, khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì phải nộp thuế về cho ngân sách Nhà nước.

Đối với người thu thuế: khi thay mặt nhà nước tiến hành thu thuế phải thực hiện thu thuế đúng chủ thể, bất kỳ tổ chức hay cá nhân đã đủ điều kiện luật định phải nộp thuế thì phải tiến hành thu thuế. Không được phép lựa chọn có thu thuế hay không thu thuế với bất cứ chủ thể nào và phải đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.

Thuế thể hiện quyền lực nhà nước

Sự ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Nếu không có thuế, nhà nước không có đủ điều kiện tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Nguồn thu ngân sách Nhà nước có tới 90% được tạo lập từ thuế. Chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì thuế mới đảm bảo thực hiện thu thuế một cách hiệu quả nhất, tạo lập được ngân sách quốc gia.

Thuế không hoàn trả trực tiếp và không mang tính đối giá

Tính không đối giá của thuế thể hiện ở điểm: bất kỳ chủ thể nào miễn đủ điều kiện nộp thuế theo quy định thì dù đã nhận được một khoản lợi ích nào hay chưa thì đều phải nộp thuế.

Các chủ thể nộp thuế về ngân sách nhà nước, nhà nước lấy ngân sách này chi cho việc xây dựng trường học, bệnh viện, cầu đường… và mọi người dân được hưởng lợi ích từ đó, trong đó có chủ thể nộp thuế. Vì vậy thuế thường không hoàn trả trực tiếp.

Phân loại thuế

Thuế trực thu

Thuế trực thu được biết đến là thuế mà nhà nước sẽ thu trực tiếp từ phần thu nhập của thể nhân hoặc pháp nhân.

Tính chất của thuế trực thu đó là:

Người nộp thuế theo quy định của nhà nước cũng chính là người chịu thuế.

Thuế trực thu sẽ động viên và điều tiết trực tiếp đến thu nhập của người chịu thuế.

Các loại thuế trực thu tại Việt Nam, gồm có: thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (TNCN).

Đặc điểm của thuế trực thu bao gồm:

Công bằng hơn thuế gián thu, bởi phần tính thuế này dựa trực tiếp trên khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp theo quy định.

Là nguồn thu chính tại các quốc gia phát triển. Ít tác động đến giá cả thị trường bởi trực thu đánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thuế trực thu cũng có nhược điểm là:

Hạn chế sự cố gắng thu nhập của từng đối tượng cụ thể vì thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều.

Thuế trực thu do người có thu nhập bắt buộc phải trả trực tiếp nên dẫn đến gánh nặng và áp lực. Vì vậy đôi khi xảy ra tình trạng người từ chối nộp thuế hoặc trốn thuế.

Tổ chức thu thuế trực thu phức tạp và có chi phí cao hơn thuế gián thu.

Thuế gián thu

Thuế gián thu được biết đến là thuế mà nhà nước thông qua việc thu thuế của người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa. Nhằm động viên thu nhập một phần của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ/ hàng hóa.

Tính chất của thuế gián thu đó là:

Người nộp thuế và người chịu thuế không giống nhau

Thuế gián thu là một phần quan trọng để tạo nên giá cả của dịch vụ/ hàng hóa do người chủ kinh doanh/ sản xuất phải nộp cho nhà nước. Trong khi đó người tiêu dùng mới chính là người phải chịu thuế.

Các loại thuế trực thu tại Việt Nam, gồm có: thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế xuất nhập khẩu…

Đặc điểm của thuế gián thu:

Là loại thuế đánh trực tiếp lên hàng hóa, dịch vụ nên ảnh hưởng đến giá cả thị trường và hoạt động kinh doanh.

Giảm nhẹ áp lực nộp thuế cho người có thu nhập.

Là nguồn thu chính của các quốc gia đang phát triển.

Việc thu thuế và quản lý được đơn giản hóa so với thuế trực thu, do cơ quan thuế quản lý và chịu trách nhiệm.

Số thuế phải nộp căn cứ vào sản phẩm, hàng hóa kinh doanh.

Không đảm bảo công bằng giữa những người có thu nhập bởi mỗi người có mức thu nhập khác nhau nhưng phải chịu cùng 1 mức thuế cho cùng 1 loại hàng hóa, dịch vụ.

Phân loại thuế theo tính chất hành chính

Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách nhà nước.

Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương.

Cách phân loại thuế theo tính chất hành chính được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.

Phân loại thuế theo tính chất kinh tế

Dựa trên yếu tố kinh tế bị đánh thuế: thuế được chia thành các loại thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào doanh nghiệp.

Dựa trên phân chia lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: ví dụ như thuế đánh vào bất động sản, thuế đánh vào bảo hiểm thuế đánh vào tiết kiệm,…

Dựa trên yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: gồm các loại thuế đánh vào doanh nghiệp như thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế môn bài, lệ phí khác…

phạt chậm nộp tờ khai thuế
phạt chậm nộp tờ khai thuế

Mức phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế

Thời hạn chậm

Mức phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

Từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ

Phạt cảnh cáo

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước

Từ 01 ngày đến 30 ngày

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước

Từ 61 ngày đến 90 ngày;

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế.

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế

từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước

Tham khảo Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ- CP.

Mức phạt hành vi vi phạm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Thời hạn chậm

Mức phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

Từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt cảnh cáo

 

Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.

 

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

 

Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

 

Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

 

Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn

Lưu ý: Các hành vi vi phạm về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đã được quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn và xử phạt hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành hoặc hóa đơn đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập thì không áp dụng các quy định nêu trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về mức phạt chậm nộp tờ khai. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139