Tội làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản

tội làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản

Hiện nay trong thực tế giải quyết các vụ án hình sự còn nhiều vướng mắc không thể chỉ áp dụng pháp luật đơn thuần là có thể giải quyết xong.

Liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội sử dụng nhiều hành vi tinh vi thậm chí pháp luật chưa thể dự liệu để điều chỉnh. Vậy trong trường hợp người phạm tội làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì xử lý như thế nào?

Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nôi dung tư vấn

Đối với hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan hay tội làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản , nhà nước để chiếm đoạt tài sản thì hành vi có thể xử lý về Tội làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua 4 yếu tố:

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối;

Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, hình ảnh, bằng hành động,… Thậm trí hiện nay còn lừa đảo qua mạng xã hội, trang web,…

Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, không có thủ đoạn thuộc về tư tưởng, suy nghĩ của người phạm tội lại không được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi

Hành vi đặc trưng của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối diễn ra trước làm cho chủ tài sản tin là sự thật mà giao tài sản cho người phạm tội.

Hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là làm thiệt hại về tài sản của người khác.

Mặt chủ quan của tôi phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Chủ thể của hành vi phạm tội

Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt tội có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Đây là cấu thành cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mức xử phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện tội phạm, trong đó có thể có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức, nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành.
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội cố ý phạm tội từ 5 lần trở lên, lấy việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản làm nguồn sống chính của mình.
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 Đồng đến dưới 200.000.000 Đồng, trường hợp này chỉ quan tâm đến việc xác định tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt có trị giá từ 50.000.000 Đồng đến dưới 200.000.000 Đồng.
  • Tái phạm nguy hiểm: Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: (i) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc (ii) đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu, do hợp đồng, có hưởng lương hoặc không có hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì không thuộc trường hợp phạm tội này.

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điển hình là hành vi thông qua các hợp đồng kinh tế để lừa đảo cơ quan, tổ chức khác; người bị lừa tin rằng đang giao dịch với cơ quan, tổ chức.

  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt

Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng manh khóe, cách thức thâm hiểm làm cho bị hại và những người khác khó lường trước để đề phòng.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 Đồng đến dưới 500.000.000 Đồng: trường hợp này cũng tương tự điểm c khoản 2 Điều 174, là căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt để xác định mức hình phạt.
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh: người phạm tội lợi dung thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 Đồng trở lên: trường hợp này cũng tương tự điểm c khoản 2 Điều 174, là căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt để xác định mức hình phạt.
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội

Theo quy định tại khoản 5 Điều 174 thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội lừa đảo chiếm đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 Đồng đến 100.000.000 Đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

tội làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản
tội làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản

Tội làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức;

Khách thể của tội phạm

Hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính cơ quan Nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác.

Đối tượng tác động của tội phạm này là con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả.

Mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức:

Con dấu, giấy tờ, tài liệu bị làm giả là con dấu, giấy tờ, tài liệu có thật của cơ quan, tổ chức, và cơ quan, tổ chức đó cũng phải là cơ quan, tổ chức có thật. Nếu làm con dấu, giấy tờ giả của một cơ quan tổ chức không hề có thật thì đây sẽ coi là hành vi lừa đảo chứ không phải làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu.

  • Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân:

Nếu người phạm tội có hành vi này không không nhằm mục địch lừa đáo chiếm đoạt tài sản thì không truy cứu tội này. Con dấu, giấy tờ tài liệu giả có thể được sử dụng với mục đích như dùng bằng đại học giả để đi xin việc, để được hưởng mức lương cao hơn; dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để mua bán đất; sử dụng sổ hộ khẩu giả để được giao đất trồng lúa, đất trồng rừng, mua xe ô tô trong thành phố,…

Khi xác định về hành vi, nếu người đó chỉ làm giả con dấu thì sẽ xác định là làm “giả con dấu của cơ quan, tổ chức”, nếu người đó làm giả giấy tờ, tài liệu thì sẽ là “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” chứ không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức được thực hiện dưới lỗi cố ý. Biết rõ con dấu, giấy tờ, tài liệu này là giả nhưng vẫn sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa dối người khác để trục lợi.

Chủ thể

Người từ đủ 16 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

….

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

Làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản xử lý thế nào?

Hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được Bộ luật Hình sự bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 của Bộ luật Hình sự).

Nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).

Trên đây là một số nội dung về tội làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139