Thuế thu nhập cá nhân tính như nào

thuế thu nhập cá nhân tính như nào

Đối với phần lớn người lao động, vấn đề tính thuế thu nhập cá nhân luôn là một vấn đề gây hoang mang và đau đầu, cụ thể các thắc mắc sẽ xoay quanh câu hỏi: thuế thu nhập cá nhân tính như nào? Cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu vấn đề thật cụ thể qua các thông tin được cung cấp sau đây.

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Bao gồm tất cả các cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Tại đó, theo điều 1 thông tư 113/2013/TT-BTC thì:

Cá nhân cư trú:

Người lao động là cá nhân cư trú nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Là cá nhân có mặt (sự hiện diện thực tế) ở VN từ 183 ngày trở lên tính trong năm dương lịch hoặc 12 tháng kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN.

Có nơi ở thường xuyên tại VN theo quy định PL về cư trú

Có nhà thuê để ở tại VN theo QĐ PL về nhà ở, với thời hạn thuê từ 183 ngày trong năm tính thuế.

Cá nhân không cư trú:

Là cá nhân không đáp ứng điều kiện của cá nhân cư trú

Quy định về phạm vi xác định thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú:

Cá nhân cư trú: Thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN, không phân biệt nơi trả TN và nơi nhận thu nhập

Cá nhân không cư trú: Thu nhập phát sinh tại VN, không phân biệt nơi trả thu nhập và nơi nhận thu nhập

Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân

– Căn cứ theo điểm B, khoản 2, điều 8, TT 111/2013/TT-BTC thì thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm chi trả thu nhập.

Ví dụ: Tiền lương của tháng 12 năm 2020 trả vào tháng 1 năm 2021 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1 năm 2021.

– Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng kết toán theo năm.

Phương Pháp tính thuế Thu nhập cá nhân

Phương pháp tính thuế TNCN với từng trường hợp:

Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần dành cho lao động ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên,

Khấu trừ 10%: Phương pháp này dành cho lao động không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba tháng và có tồng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/ lần trở lên.

Khấu trừ 20%: Phương pháp này dành cho cá nhân không cứ trú (thường là người nước ngoài) được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, nhân với thuế suất 20%.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân hiện hành

Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Áp dụng cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi. Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn được thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần,

(căn cứ theo Điểm b, Khoản 1 điều 25 của TT 111/2103/TT-BTC)

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân: 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế   x Thuế suất.

Trong đó:

Thu Nhập Chịu Thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế là Tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả mà không bao gồm các khoản sau:

– Tiền ăn giữa ca, tiền ăn trưa:

Trường hợp doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn mà chi tiền cho người lao động theo hình thức phụ cấp vào lương thì:

Từ tháng 9 năm 2016 trở về trước: Được miễn tối đa là 680.000 đồng/người/tháng

Từ tháng 10/2016 được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng.

Như vậy, nếu mức chi cao hơn quy định thì phần vượt mức phải tính vào phần thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Ví dụ: Tháng 4 năm 2021. Công ty A, phụ cấp tiền ăn trưa là 1 triệu đồng/tháng. Thì chúng ta được miễn 730.000 đồng. Còn phần vượt 1000.000 – 730.000= 270.000 đồng sẽ tính vào thu nhập chịu thuế.

Nếu công ty A, phụ cấp tiền ăn trưa là 600.000đ/tháng. Thì chỉ được miễn 600,000 (Miễn theo thực tế chi)

Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, mua xuất ăn cho nhân viên thì được miễn toàn bộ.

– Tiền phụ cấp điện thoại

Theo Công văn số 5274/TCT-TNCN ngày 9/12/2015 tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty.

Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức hưởng tại 1 trong các hồ sơ sau:

Hợp đồng lao động

Thỏa ước lao động tập thể

Quy chế tài chính

Quy chế thưởng…

Được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

Trong trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức chi quy định thì phần cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

– Phụ cấp trang phục

Phụ cấp trang phục bằng hiện vật: Miễn phí toàn bộ

Phụ cấp bằng tiền: Tối đa 5 triệu đồng/người/năm

Trong trường hợp doanh nghiệp chi trả cả bằng tiền và hiện vật thì mức tối đằng hiện vật là không quá 5 triệu đồng/người/năm và hiện vật thì được miễn toàn bộ.

– Tiền công tác phí

Trong trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNDN hiện hành thì các khoản thanh toán tiền công tác phí này là khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

– Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công mà lao động làm việc vào ban ngày, làm việc trong giờ.

Vi dụ: Trong giờ lao động, bạn được trả 100.000đ/giờ. Bạn làm thêm giờ được trả 150.000đ/giờ. Thì số tiền làm thêm giờ nhận được có 100.000đ phải chịu thuế TNCN. Còn 50.000đ vượt trội, bạn không phải chịu thuế.

* Các khoản giảm trừ bao gồm:

Giảm trừ gia cảnh: Bản thân là 11 triệu đồng và người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng (tính trên 1 tháng)

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

thuế thu nhập cá nhân tính như nào
thuế thu nhập cá nhân tính như nào

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế Suất:

Đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, từ tiền công thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần: 

Bậc 

Thu nhập tính thuế/tháng (Triệu đồng)

Thuế suất (%)

Tính số thuế phải nộp cách 1

Tính số thuế phải nộp cách 2

1

 

Đến 5

5

 

 0%+ 5% TNTT

5%TNTT

2

Trên 5 đến 10

10

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

 

Trên 10 đến 18

15

 

0,75trđ+15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 đến 32

20

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 đến 52

25

4,75trđ +25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 đến 80

30

9,75 tr đ +30% TNTT trên 52 trđ

30% TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80

35

18,15 trđ+ 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hay có ký nhưng dưới 3 tháng

Kế toán tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần, chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên như sau:

Đối với cá nhân cư trú, khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/ lần (không phân biệt có MST hay không)

Ví dụ: Bà Lan, ký hợp đồng lao động thử việc 2 tháng với công ty Kế toán Việt. Lương thử việc của bà Lan gồm có:

Lương chính thức là 5 triệu đồng

Phụ cấp ăn trưa: 500.000đ

Khi tiến hành trả lương cho bà Lan, kế toán sẽ phải khấu trừ tiền thuế TNCN tại nguồn 10% như sau:

Thuế TNCN của bà Lan: (5000.000+ 500.000) x 10%= 550.000đ

Theo Công văn số 4217/CT-TTHT ngày 26/5/2015 của cục Thuế TPHCM về TNCN thì, tiền ăn, lương tăng ca của lao động vãng lai (hợp đồng dưới 3 tháng) không được miễn thuế TNCN.

Chú ý: Trong trường hợp, cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỉ lệ trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế TNCN thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (cam kết 02/CK/TNCN – Theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi cho tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Người làm cam kết 02 bắt buộc phải có MST.

Do đó, căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, nơi chi trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trong trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú.

Trong trường hợp này, thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

Mức phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế TNCN

* Mức phạt cũ (áp dụng trước ngày 05/12/2020)

Mức phạt

Thời gian chậm

Không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ

Có tình tiết giảm nhẹ – tăng nặng

Phạt cảnh cáo (có tình tiết giảm nhẹ)

Từ 01 – 05 ngày

700.000 đồng

400.000 đồng – 01 triệu đồng

Từ 01 – 10 ngày

1,4 triệu đồng

800.000 đồng – 02 triệu đồng

Từ trên 10 – 20 ngày

2,1 triệu đồng

1,2 – 03 triệu đồng

Từ trên 20 – 30 ngày

2,8 triệu đồng

1,6 – 04 triệu đồng

Từ trên 30 – 40 ngày

3,5 triệu đồng

02 – 05 triệu đồng

Từ trên 40 – 90 ngày

Căn cứ: Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC

* Mức phạt hiện hành (áp dụng từ ngày 05/12/2020)

Căn cứ pháp lý

Hành vi vi phạm

Hình thức xử phạt chính

Xử phạt bổ sung

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ

Cảnh cáo

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế

Khoản 2 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp trên

Từ 02 – 05 triệu đồng

Khoản 3 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày

Từ 05 – 08 triệu đồng

Khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 đến 90 ngày.

– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

– Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (*)

– Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (**)

Từ 08 – 15 triệu đồng

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế

Trường hợp (*) và (**) phải nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế

Khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11.5 triệu đồng.

Từ 15 – 25 triệu đồng

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về câu hỏi thuế thu nhập cá nhân tính như nào? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139