Lương đóng bảo hiểm xã hội

lương đóng bảo hiểm xã hội

Năm 2023 chính sách tiền lương tối thiểu có sự điều chỉnh, điều này có làm ảnh hưởng đến mức đóng bảo hiểm xã hội. Chi tiết mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện mới nhất sẽ được Luật Trần và Liên Danh chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương do Nhà nước quy định

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở (Việt Nam đồng).

Tiền lương do đơn vị quyết định

Theo thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với khối doanh nghiệp năm 2022 là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Các khoản bổ sung khác quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH bao gồm

Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:

Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ (như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản tiền lương không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm:

Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động;

Thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;

Tiền ăn giữa các ca;

Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

Hỗ trợ lao động khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể là các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Mức tiền lương tối thiểu để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng

Mức tiền lương tối thiểu để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, lương tối thiểu vùng đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vẫn sẽ giữ nguyên. Cụ thể như sau:

Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng;

Vùng 2 là  3.920.000 đồng/tháng;

Vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng;

Vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dự kiến như sau (đơn vị: đồng/tháng):

Doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) vào năm

Lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất)

Lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề (cộng thêm 7%)

Vùng I

4.420.000

4.729.400

Vùng I I

3.920.000

4.194.400

Vùng III

3.430.000

3.670.100

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2022 (triệu đồng)

Lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất)

Lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

4.641.000

4.965.870

Vùng II

4.116.000

4.404.120

Vùng III

3.601.500

3.853.605

Vùng IV

3.223.500

3.449.145

 

Doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2022 (triệu đồng)

Lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất)

Lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

4.729.400

5.060.458

Vùng II

4.194.400

4.488.008

Vùng III

3.670.100

3.927.007

Vùng IV

3.284.900

3.514.843

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa của

Loại bảo hiểm

Quy định mức

Không quá (triệu đồng)

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Không được cao hơn 20 lần tháng lương cơ sở.

20 x 1.490.000 = 29.800.000

Bảo hiểm thất nghiệp

Không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

20 x Mức lương tối thiểu của từng vùng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể mức đóng BHXH tự nguyện được quy định như sau:

Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn

Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn được quy định: 

Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

Cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ do người lao động tự lựa chọn tuy nhiên sẽ nằm trong hạn mức. Căn cứ theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, từ 1/1/2022 mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/tháng (năm 2021 là 700.000 đồng/tháng) Vậy mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa như sau:

Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là: 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/người/tháng.

Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là: 22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/người/tháng.

lương đóng bảo hiểm xã hội
lương đóng bảo hiểm xã hội

Nhà nước thực hiện chính sách tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người tham gia, do đó năm 2022 cụ thể như trong Bảng 4 sau:

Bảng 4: Mức đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện

TT

Người tham gia

Mức đóng thấp nhất hàng tháng Nhà nước chưa hỗ trợ

Tỷ lệ (%) Nhà nước hỗ trợ

Số tiền Nhà nước hỗ trợ hàng tháng

Mức đóng thấp nhất hàng tháng khi Nhà nước hỗ trợ

1

Người thuộc hộ nghèo

330.000

30%

99.000

231.000

2

Người thuộc hộ cận nghèo

330.000

25%

82.500

247.500

3

Người thuộc đối tượng khác

330.000

10%

33.000

297.000

Do có hỗ trợ từ nhà nước mà nhiều đối tượng người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có thể tham gia BHXH. Góp phần thúc đẩy tăng tỷ lệ người dân được hưởng lương hưu khi về già. Đây là một trong những chính sách cho thấy Nhà nước đang nỗ lực để nâng cao chất lượng cuộc sống đảm bảo an sinh xã hội ngày càng tốt hơn.

Hà Nội điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm trước 25/7/2022

Bảo hiểm xã hội Hà Nội gửi Thông báo số 2588/BHXH-QLT ban hành ngày 27/6/2022 yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN trước ngày 25/72022 do từ ngày 1/7/2022, chính thức áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới đã được điều chỉnh tăng thêm 6%.

Cụ thể: Mức lương tối thiểu tháng sau khi tăng lần lượt là:  Vùng I: 4,68 triệu đồng, Vùng II: 4,16 triệu đồng, Vùng III: 3,64 triệu đồng, Vùng IV: 3,25 triệu đồng.

Cũng theo hướng dẫn của BHXH TP Hà Nội, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định để điều chỉnh phù hợp.

BHXH TP Hồ Chí Minh điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT từ 1/7/2022

BHXH TP.HCM đã có công văn số 3288/BHXH-QLT ban hành ngày 21/6/2022 gửi đến đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn TP.HCM hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ ngày 1/7/2022.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng theo Nghị định 38/2022 của Chính phủ có sự điều chỉnh tăng.

Vậy nên, BHXH TP.HCM đề nghị các doanh nghiệp điều chỉnh lại mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động để làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo lương tối thiểu vùng mới. Trong đó, tiền lương trả cho người lao động cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu làm công việc hoặc chức danh qua học nghề, đào tạo nghề.

Lưu ý: BHXH TP.HCM sẽ chỉ xác nhận quá trình đóng và giải quyết các chế độ bảo hiểm khi doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo đúng quy định của Pháp luât.

Theo quy định từ ngày 1/7 – 30/9/2022, mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với người lao động Việt Nam tổng là 31%, trong đó người lao động đóng 10,5% còn lại 20,5% là người sử dụng lao động đóng và từ ngày 1/10/2022, tổng mức đóng bhxh sẽ tăng thêm 1%.

Từ ngày 1/7/2022 trở đi các Đơn vị, Doanh nghiệp tại TP.HCM sẽ thực hiện đóng quỹ BHTNLĐ-BNN với mức đóng bằng 0,5% (trước đó là 0%) quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo Nghị định số 58/2020 của Chính phủ.

Như vậy, có thể thấy mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 tại thời điểm trước và sau thời điểm ngày 1/7/2022 sẽ có sự khác nhau. Bên cạnh đó, người lao động làm việc tại các vùng khác nhau cũng sẽ khác về mức đóng BHXH.

Do đó, người sử dụng lao động và người lao động lưu ý về sự thay đổi trên để chủ động hơn về nguồn tài chính, làm hồ sơ xin giảm mức đóng vào các quỹ nếu đủ điều kiện để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp của mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về lương đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139