Xin giấy đi đường ở đâu? Hồ sơ và trình tự xin giấy đi đường về quê như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về thủ tục xin cấp giấy đi đường
Giấy đi đường dùng để làm gì?
Giấy đi đường được dùng làm căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
Khi đi công tác về người đi công tác cần phải xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (chẳng hạn như vé tàu xe, vé phà, hóa đơn thanh toán tiền phòng nghỉ…) vào giấy đi đường sau đó nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán.
Giấy đi đường theo thông tư 12/2020 của bộ GTVT?
Kính gửi công ty luật, hiện theo phụ lục 28 giấy đi đường theo thông tư 63 của bộ gtvt hiện cơ quan công an đang xét hỏi việc “xác nhận của người bốc hàng ” và “xác nhận nhận của người dỡ hàng” phải có dấu đỏ xác nhận? việc này xin hỏi đơn vị vận tải chỉ giao hàng giữa các đơn vị của nhân viên kho với nhân viên kho – vậy có phải xin có dấu đỏ không ? trong văn bản có ghi đơn vị vận tải (ký tên, đóng dấu (nếu có))
Luật sư tư vấn Giấy tờ pháp lý cá nhân:
Điều 47 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định như sau:
Điều 47. Quy định về Giấy vận tải (Giấy vận chuyển)
Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
Theo đó, Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
Bên cạnh đó không có tiêu mục yêu cầu phải có dấu đỏ xác nhận từ người bốc hàng hoặc dỡ hàng. Bên cạnh đó, đơn vị vận tải nếu có dấu thì mới phải đóng vào phần cuối.
Trách nhiệm của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây viết tắt là người điều hành vận tải) hoặc cán bộ quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe được quy định như sau:
Trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây viết tắt là người điều hành vận tải) hoặc cán bộ quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe phải thực hiện các nội dung công việc như sau (riêng đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi thực hiện theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị):
a) Kiểm tra giấy phép người lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đăng ký xe; lệnh vận chuyển đối với hoạt động vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt; hợp đồng vận tải đối với hoạt động vận chuyển khách theo hợp đồng, du lịch; giấy vận tải (giấy vận chuyển) đối với hoạt động vận tải hàng hoá; các giấy tờ khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị;
b) Thông báo trực tiếp hoặc qua phần mềm của đơn vị kinh doanh vận tải cho người lái xe các yêu cầu vận chuyển của khách hàng và các nội dung cần lưu ý để đảm bảo an toàn giao thông (nếu có);
c) Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy đối với người lái xe (nếu đơn vị có trang bị thiết bị, dụng cụ kiểm tra).
Thủ tục xin cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp, xin giấy đi đường ở đâu?
Ngày 05/9/2021, Sở Công Thương TP. Hà Nội đã ban hành Công văn 3853/SCT-QLTM hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển trong vùng 1 thuộc lĩnh vực Công Thương.
Đối tượng doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc lĩnh vực công thương:
– Lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thiết yếu thuộc lĩnh vực Công Thương:
+ Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh siêu thị.
+ Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích.
+ Đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ.
+ Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi .
+ Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, LPG (đã được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận của lĩnh vực này).
+ Doanh nghiệp, đơn vị tham gia chương trình bình ổn thị trường của TP Hà Nội.
+ Doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhu yếu phẩm thiết yếu khác thuộc lĩnh vực Công Thương (tã, bỉm, sữa, băng vệ sinh,…)
– Lĩnh vực logistics.
– Lĩnh vực xuất nhập khẩu
– Lĩnh vực thương mại điện tử.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc lĩnh vực Công Thương chuẩn bị 03 file mềm/bản scan (theo nhu cầu đăng ký) các tài liệu sau:
– Công văn đề nghị của doanh nghiệp đơn vị (có ký tên, đóng dấu), lưu ý doanh nghiệp, đơn vị cung cấp đầu mối liên lạc (tên, địa chỉ, điện thoại, email…)
– Lập các danh sách theo mẫu
Để thuận tiện công tác tổng hợp, tùy theo nhu cầu đề xuất, Doanh nghiệp tạo các file Excel theo định dạng:: Nội dung hỗ trợ_Lĩnh vực_ Công ty
Ví dụ: Giấy đi đường_ Tên cửa hàng kinh doanh_Tên Công ty….
Xe máy_ Tên cửa hàng kinh doanh_tên Công ty…
Ô tô_ Tên cửa hàng kinh doanh_tên Công ty…
Bước 2: Doanh nghiệp gửi mail các tài liệu nêu trên về địa chỉ email: giaydiduong.soct@gmail.com
Bước 3: Sở Công Thương tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết: Sở Công Thương sẽ tổng hợp và gửi Công an Thành phố xem xét, cấp xác nhận theo quy định.
– Trường hợp doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực quản lý hoặc hồ sơ không hợp lệ: Sở Công Thương sẽ tổng hợp, lập danh sách nêu rõ lý do và niêm yết trên trang web www. congthuong.hanoi.gov.vn – mục Phòng chống Covid để doanh nghiệp, đơn vị biết, theo dõi.
Bước 4: Sau khi nhận được kết quả xử lý hồ sơ từ Công an Thành phố, Sở Công Thương sẽ gửi kết quả cho doanh nghiệp qua email doanh nghiệp đã đăng ký với Sở.
Lĩnh vực điện năng:
Đối tượng: các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động điện lực gồm: truyền tải điện, phân phối điện và bán lẻ điện thuộc Vùng 1.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động điện lực chuẩn bị 03 file mềm/bản scan (theo nhu cầu đăng ký) các tài liệu sau:
– Công văn đề nghị của doanh nghiệp đơn vị (có ký tên, đóng dấu), lưu ý doanh nghiệp, đơn vị cung cấp đầu mối liên lạc (tên, địa chỉ, điện thoại, email…)
– Lập các danh sách theo mẫu
Để thuận tiện công tác tổng hợp, tùy theo nhu cầu đề xuất, Doanh nghiệp tạo các file Excel theo định dạng:: Nội dung hỗ trợ_Lĩnh vực_ Công ty…
Bước 2: Doanh nghiệp, đơn vị gửi email các tài liệu về địa chỉ email: nguyenvietanh_soct@hanoi.gov.vn
– Yêu cầu thông tin phải cụ thể vị trí, lịch trình, cung đường, ngày giờ đăng ký di chuyển.
– Đối với Lãnh đạo và nhân viện thực hiện xử lý công việc, xử lý các dịch vụ công: thực hiện chế độ làm việc luân phiên, có phân công rõ ràng, đăng ký rõ địa điểm lưu trú, địa điểm làm việc, cụ thể vị trí, lịch trình, cung đường, ngày giờ đăng ký di chuyển.
– Đối với cán bộ, nhân viên điều độ vận hành: thực hiện 3 tại chỗ, chỉ di chuyển trong ngày đổi ca và cụ thể lộ trình, địa điểm đi đến đầy đủ.
– Đối với cán bộ, nhân viên phục vụ công tác kiểm tra, xử lý sự cố lưới điện: đơn vị đăng ký và bố trí theo lịch đảm bảo duy trì tối thiểu theo từng khu vực cụ thể. Trong trường hợp phát sinh cần bổ sung, đơn vị liên hệ với Sở Công Thương qua số liên hệ nóng để phối hợp Công an Thành phố cấp bổ sung trong thời gian sớm nhất.
Bước 3: Sở Công Thương tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết: Sở Công Thương sẽ tổng hợp và gửi Công an Thành phố xem xét, cấp xác nhận theo quy định.
– Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực quản lý hoặc hồ sơ không hợp lệ: Sở Công Thương sẽ tổng hợp, lập danh sách nêu lý do và niêm yết trên trang web www. congthuong.hanoi.gov.vn – mục Phòng chống Covid để doanh nghiệp biết, theo dõi.
Bước 4: Sau khi nhận được kết quả xử lý hồ sơ từ Công an Thành phố, Sở Công Thương sẽ gửi kết quả cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp qua email đã đăng ký với Sở.
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Thực hiện quy định tại nhóm 6 theo Thông báo Quy trình xét duyệt, cấp Giấy đi đường, Thẻ mua hàng thiết yếu tại Vùng 1 theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid- 19 do Công an Thành phố ban hành. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp đóng trên địa bàn
Giấy tờ đi đường xe ô tô
Ngày 24/8, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1570/QĐ-BGTVT hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng ô tô trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Trường hợp sau khi quét mã QR thể hiện đầy đủ thông tin theo yêu cầu thì cho phương tiện lưu thông ngay qua chốt kiểm soát dịch.
Trường hợp sau khi quét mã QR phát hiện có thông tin không đầy đủ, chính xác, nếu người trên phương tiện xuất trình bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực, Giấy phép lái xe (đối với người điều khiển phương tiện), căn cước công dân hoặc chứng minh thư còn hiệu lực (đối với người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe), khai báo y tế đầy đủ thì cho phương tiện lưu thông ngay qua chốt kiểm soát dịch và yêu cầu người trên phương tiện tiếp tục phải tự cập nhật lại các thông tin trên phần mềm tại địa chỉ www.luongxanh.drvn.gov.vn hoặc ứng dụng “Luồng xanh”.
Trường hợp sau khi quét mã QR phát hiện có thông tin không đầy đủ, chính xác, nếu người trên phương tiện không xuất trình được bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực hoặc chưa khai báo y tế thì hướng dẫn xe di chuyển vào khu vực kiểm tra phương tiện tại chốt kiểm soát dịch (không để xe dừng đỗ trên đường) để kiểm tra và xử lý theo quy định về phòng, chống dịch. Nếu phát hiện người trên phương tiện dương tính với SARS-CoV-2 thì tổ chức cách ly theo quy định.
Đối với phương tiện không có Giấy nhận diện hoặc có Giấy nhận diện nhưng đã hết hiệu lực, lực lượng kiểm soát yêu cầu, hướng dẫn xe di chuyển vào khu vực kiểm tra phương tiện tại chốt kiểm soát dịch (không để xe dừng đỗ trên đường) để kiểm tra.
Mẫu giấy đi đường và cách ghi giấy đi đường theo Thông tư 200
– Mẫu giấy đi đường (mẫu giấy xác nhận đi lại) là Mẫu số 04 – LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng đối với:
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
– Mục đích giấy đi đường: Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
– Trách nhiệm và cách ghi giấy đi đường:
Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí… mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền.
+ Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.
+ Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.
Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).
+ Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hoả, máy bay …
+ Cột 5: Ghi thời gian công tác.
+ Cột 6: Ghi lý do lưu trú.
+ Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.
Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hoá đơn thanh toán tiền phòng nghỉ…) vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán.
Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở phòng kế toán, xin giấy đi đường ở đâu?
Mẫu giấy đi đường và cách ghi giấy đi đường theo Thông tư 133
– Mẫu giấy đi đường (mẫu giấy xác nhận đi lại) là Mẫu số 04 – LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được áp dụng đối với:
+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
– Mục đích giấy đi đường: Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
– Trách nhiệm và cách ghi giấy đi đường:
Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí… mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền.
+ Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.
+ Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.
Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).
+ Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hỏa, máy bay …
+ Cột 4: Độ dài chặng đường từ nơi đi đến nơi đến.
+ Cột 5: Ghi thời gian công tác.
+ Cột 6: Ghi lý do lưu trú.
+ Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.
Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú.
Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hóa đơn thanh toán tiền phòng nghỉ…) vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán.
Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở phòng kế toán.
Để biết thêm thông tin chi tiết về xin giấy đi đường ở đâu và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh về các lĩnh vực có liên quan quý khách hàng nhé!