Sở hữu trí tuệ là gì

sở hữu trí tuệ là gì

Quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không còn là một khái niệm xa lạ với người dân, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng việc thực thi những quy định pháp luật nhằm hiện thực các quyền sở hữu trí tuệ vẫn là vấn đề muôn thủa tại nước ta. Luật sư phân tích một số vấn đề liên quan dưới góc nhìn pháp lý và thực tiễn và cung cấp đến bạn đọc quy định pháp luật đầy đủ nhất về sở hữu trí tuệ là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm Sở hữu trí tuệ

Trí tuệ được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định, là năng lực riêng có của con người. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. Theo đó, Sở hữu trí tuệ được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

Định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:

Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền sở hữu công nghiệp: Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại.

Quyền đối với giống cây trồng: Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Lý do cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Tránh sự xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh

Bất cứ khi nào một sản phẩm mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ hưởng lợi từ việc tiết kiệm về quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối chính hoặc tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn và do đó, có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc. Nhiều khi sự cạnh tranh này sẽ đẩy nhà sáng tạo đầu tiên ra khỏi thị trường, đặc biệt khi mà họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó và chẳng mất một nguồn lực nào cho thành quả sáng tạo, sáng chế của người sáng tạo đầu tiên.

Đây là lý do quan trọng duy nhất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân nhắc khi sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm sáng tạo, sáng chế của mình nhằm mang lại cho họ các độc quyền sử dụng, sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác. Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại quyền sở hữu đối với tác phẩm sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp, cá nhân nhằm hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.

Bảo vệ tài sản vô hình

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại:

Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng.

Tài sản vô hình: gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.

Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây, điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.

Xác lập quyền đối với các nguồn lực đầu tư

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất và chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và kiểu dáng mới và quảng bá nhãn hiệu) của mình để thu hút khách hàng. Trong khi sản phẩm được thiết kế một nơi thì việc sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở nơi khác. Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ (ví dụ, danh tiếng thương hiệu và/hoặc quyền sở hữu độc quyền các công nghệ quan trọng hoặc các kiểu dáng hấp dẫn) – những nhân tố chính cho thành công của họ – lại có giá trị rất cao.

Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định. Quay trở lại ví dụ nêu trên, doanh nghiệp thuê gia công để sản xuất sản phẩm của mình có thể tiếp tục mở rộng hoạt động của mình và các đối tượng để bán chính trong sản phẩm của họ là kiểu dáng sáng tạo, các công nghệ và/hoặc nhãn hiệu độc quyền – tất cả những đối tượng đó đều là tài sản tư hữu độc quyền nhờ việc sử dụng có hiệu quả việc bảo hộ do hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại. Nói tóm lại, bảo hộ sở hữu trí tuệ khiến tài sản vô hình trở nên “hữu hình hơn một chút” bằng cách biến chúng thành những tài sản độc quyền.

Cách đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Xác định đối tượng đăng ký

Khi có một sản phẩm sáng tạo, chủ sở hữu cần xác định sản phẩm đó thuộc đối tượng nào của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng.

Xác định cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

Cơ quan tiếp nhận và cấp văn bằng bảo hộ cho việc đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (tức các quyền sở hữu công nghiệp phải đăng ký mới có thể xác lập quyền).

Cục Bản quyền tác giả

Cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đối với quyền tác giả: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và quyền liên quan đến quyền tác giả: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Văn phòng bảo hộ giống cây trồng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Cơ quan tiếp nhận tiếp Nhận đơn và thẩm định đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới.

Tiến hành nộp đơn đăng ký và nhận cấp Giấy chứng nhận

Khi muốn bảo hộ một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chủ đơn cần tiến hành nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục liên quan đến xét nghiệm đơn để đơn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc văn bằng bộ theo quy định của pháp luật.

Lợi ích của doanh nghiệp với quyền sở hữu trí tuệ là gì ?

Doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích gì từ công nghệ do mình tự đầu tư nghiên cứu, và sẽ trả cho các tác giả công nghệ như thế nào – Vấn đề tưởng chừng rất đơn giản do mọi nội dung liên quan đã được nhà nước quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao Công nghệ. Nhưng qúa trình triển khai, một số doanh nghiệp chưa biết hoặc hiểu chưa đúng. Trong khi đó, một số cơ quan quản lý nhà nước tại một số địa phương lại rất lúng túng khi giải quyết vấn đề này.

Diễn biến vấn đề liên quan đến công nghệ:

Một doanh nghiệp T đầu tư nghiên cứu để cho ra đời một giải pháp hữu ích F, giải pháp này được cơ quan nhà nước cấp bằng độc quyền về giải pháp hữu ích (trong văn bằng độc quyền giải pháp hữu ích ghi rõ chủ sở hữu văn bằng độc quyền giải pháp là doanh nghiệp T, tác giả giải pháp là cá nhân thuộc doanh nghiệp T). Nhờ có lợi ích kinh tế và kỹ thuật vượt trội từ giải pháp F, doanh nghiệp T được Ủy ban nhân dân tỉnh B giao chủ đầu tư và tự thực hiện thi công công trình có sử dụng giải pháp F, với tổng mức đầu tư xây dựng là 73 tỷ đồng (100% từ nguồn vốn ngân sách nhà nước).

sở hữu trí tuệ là gì
sở hữu trí tuệ là gì

Sau quá trình triển khai thực hiện 50% khối lượng công việc, doanh nghiệp T đề xuất giải pháp F1, trên nguyên lý giải pháp F, nhưng tiết kiệm nguyên vật vật liệu (cấu tạo mỏng hơn), nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật từ đó giảm giá thành hơn so với giải pháp F. Đồng thời doanh nghiệp T yêu cầu cơ quan nhà nước đưa “giá trị trí tuệ của sáng chế” của giải pháp hữu ích F và F1 (F1 không được cơ quan nhà nước cấp văn bằng độc quyền về sáng chế vì cùng nguyên lý với giải pháp F) vào tổng mức đầu tư xây dựng công trình làm cơ sở thanh toán cho doanh nghiệp T, để doanh nghiệp T thanh toán cho tác giả giải pháp F và F1. Với cách tính và lập luận như sau:

Tính ưu việt so với các giải pháp thông thường

Giá trị làm lợi cho nhà nước do sử dụng giải pháp F và F1

Theo điều 135 các tác giả được hưởng lợi là

So với giải pháp thông thường F làm lợi cho nhà nước

22tỷ đồng

10% X 22 tỷ đồng

= 2,2 tỷ đồng

So với giải pháp thông thường F1 làm lợi cho nhà nước

33 tỷ đồng

10% x 33 tỷ đồng

= 3,3 tỷ đồng

Tổng cộng giá trị làm lợi từ giải pháp F và F1 là

55 tỷ đồng

5,5 tỷ đồng

Tổng số tiền doanh nghiệp T yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh B cho doanh nghiệp là 5,5 tỷ đồng – được gọi là “giá trị tài sản trí tuệ của sáng chế” và là những lợi ích do sử dụng giải pháp F, F1 để doanh nghiệp T trả thù lao cho các tác giả giải pháp F và F1.

Sau khi lấy ý kiến các cơ quan ban ngành liên quan, với sự nhất trí của số đông các cơ quan quản lý (trong đó có Sở Xây dựng và Sở Tài chính). Đề nghị như trên của doanh nghiệp T được Ủy ban nhân dân tỉnh B chấp thuận đưa 5,5 tỷ đồng là tiền “giá trị trí tuệ của sáng chế” vào tổng mức đầu tư (điều chỉnh bổ sung).

Ý kiến bàn luận:

Theo điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ thì “Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả từ những lợi ích mà chủ sở hữu thu được”. Trong trường hợp cụ thể của vấn đề nêu ở trên chủ sở hữu sáng chế F là doanh nghiệp T.

Vậy chúng ta sẽ làm rõ, chủ sở hữu sáng chế sẽ thu được những lợi ích gì khi kinh doanh dựa trên sáng chế. Đồng thời việc đề nghị của doanh nghiệp T đối với UBND tỉnh B có hợp lý hay không.

Những quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế:

Do doanh nghiệp T là chủ sở hữu sáng chế, theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp T có các quyền lợi đối với sáng chế như sau:

*Quyền định đoạt:

Doanh nghiệp T có quyền bán (chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng) công nghệ – sáng chế F. Phạm vi chuyển giao theo các quy định tại khoản 2 điều 17 của Luật chuyển giao công nghệ.

*Những lợi ích tài chính:

Lợi ích tài chính doanh nghiệp T thu được, bao gồm các lợi ích trực tiếp và gián tiếp như sau:

Các lợi ích gián tiếp của doanh nghiệp T khi đầu tư nghiên cứu ra các giải pháp:

Những lợi ích gián tiếp khi doanh nghiệp T đầu tư nghiên cứu ra giải pháp là:

– Được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho số thu nhập tăng thêm do các hoạt động này mang lại.

-Các chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu sáng tạo giải pháp này được coi là chi phí hợp lý và được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

-Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bảy năm tiếp theo.

-Doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận trước thuế hằng năm lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ.

Ngoài ra doanh nghiệp còn được hưởng những ưu đãi khác từ thuê đất (nếu có) để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho việc sáng tạo và phát triển các giải pháp thuộc hoạt động khoa học, công nghệ; được góp vốn bằng giá trị giải pháp F trong các dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp (Luật khoa học và công nghệ; Luật chuyển giao công nghệ)…

Các lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp T:

Khi thực hiện bán (chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng) công nghệ – giải pháp F hoặc khi doanh nghiệp T dùng giải pháp F để thi công các công trình, doanh nghiệp T thu được lợi ích như sau:

Giá trị thu được từ việc bán (chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng) công nghệ – giải pháp F.

Lợi nhuận doanh nghiệp thu được khi sử dụng giải pháp F thi công các công trình (theo Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về quyền sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật có liên quan. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139