Phòng công chứng có làm việc không

phòng công chứng có làm việc không

Hoạt động công chứng, chứng thực là thủ tục bắt buộc trong việc thực hiện nhiều thủ tục hành chính. Chính vì thế, nhu cầu của mọi người đều gia tăng khiến các phòng công chứng công bị quá tải. Thấu hiểu thực tế đó, Nhà nước ban hành quy định cho phép mở văn phòng công chứng tư nhân nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người dân. Vậy văn phòng công chứng có lịch làm việc cụ thể như thế nào? Và thứ 7 phòng công chứng có làm việc không? Cùng tham khảo bài viết để tìm câu trả lời nhé!

Văn phòng công chứng là gì? 

Văn phòng công chứng là tổ chức, đơn vị, hay cơ quan được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong hoạt động công chứng. Văn phòng công chứng hoạt động dựa trên sự hướng dẫn Luật Công chứng và văn bản pháp luật có liên quan.

Cụ thể, văn phòng công chứng được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có con dấu riêng, có tài khoản ngân hàng riêng và tài sản của văn phòng công chứng chính là mức thu nhập của văn phòng. 

Chức năng chính của văn phòng công chứng là xác minh tính chính xác của văn bản hay giấy tờ trong tất cả hợp đồng hay giao dịch dân sự. 

Hai hình thức được phép hoạt động trong lĩnh vực công chứng theo quy định của pháp luật bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng.

– Phòng công chứng: Có trụ sở, con dấu, tài khoản ngân hàng riêng và UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập. Đây còn được gọi là văn phòng công chứng thuộc Nhà nước (Phòng công chứng công)

– Văn phòng công chứng: Bắt buộc có từ hai công chứng viên trở lên, con dấu, trụ sở và tài khoản ngân hàng riêng và được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động. Văn phòng công chứng tư nhân do cá nhân có đủ điều kiện theo quy định pháp luật thành lập (văn phòng công chứng tư nhân).

Chức năng và vai trò của văn phòng công chứng

– Chức năng của văn phòng công chứng

Văn phòng công chức có chức năng đầy đủ của một tổ chức hành nghề công chứng gồm:

Chức năng xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc giấy tờ khác. Theo quy định của pháp luật những văn bản này phải công chứng hay do các cá nhân và tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng

Văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch

– Vai trò của văn phòng công chứng

Bên cạnh chức năng, vai trò của văn phòng công chứng cũng là điều mà người tham gia công chứng quan tâm. Theo đó, văn phòng công chứng đảm nhận các vai trò sau.

+ Vai trò đối với Nhà nước

Văn phòng công chứng ra đời đã giúp giảm bớt số lượng công việc của các cơ quan Nhà nước liên quan đến vấn đề này. Đồng thời văn phòng công chứng còn đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội cũng như phát huy tối đa các nguồn lực pháp lý trong xã hội.

+ Vai trò đối với các bên tham gia giao dịch

Văn phòng công chứng đã giúp cho việc thực hiện các giao dịch của những cá nhân, tổ chức được thuận lợi, đúng pháp luật, từ đó đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Về mô hình tổ chức Văn phòng Công chứng (công ty hợp danh)

Cùng với việc duy trì sự tồn tại của Phòng Công chứng với tư cách là đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Công chứng 2014 tiếp tục ghi nhận hoạt động của “văn phòng công chứng” do các chủ thể là công chứng viên thuộc khu vực tư thành lập, tồn tại và hoạt động song song với phòng công chứng nhà nước.

Sự ghi nhận này đã thể hiện việc tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển, giải quyết công việc của nhân dân một cách tốt nhất.

Luật Công chứng 2014 quy định về mô hình tổ chức của tổ chức hành nghề công chứng thuộc khu vực tư là “công ty hợp danh”; theo đó, văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Hiện nay, theo Luật Công chứng 2014, cá nhân công chứng viên tham gia hoạt động hành nghề công chứng chỉ được lựa chọn một hình thức tổ chức duy nhất là công ty hợp danh “thuần túy” (chỉ có 2 thành viên hợp danh trở lên mà thôi, không có loại công ty hợp danh “hữu hạn” có thêm thành viên góp vốn và doanh nghiệp tư nhân). Điều này khiến ta liên tưởng đến hình ảnh “không quản lý được thì cấm”, thể hiện tính bất lực, cực đoan trong quản lý nhà nước.

Xã hội đang đồng tình và ủng hộ chủ trương xã hội hóa bằng việc ghi nhận các loại hình doanh nghiệp mà các ứng viên thuộc khu vực tư có thể lựa chọn để thành lập và hoạt động trong lĩnh vực công chứng, trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh nói chung.

Với việc ghi nhận các loại hình doanh nghiệp như Luật Công chứng 2006, mặc dù chưa tận dụng và phát huy hết ý nghĩa, ưu điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp nhưng chúng tôi cho rằng, đó là một ghi nhận tích cực, tạo bước đột phá về hình thức tổ chức cho hoạt động công chứng phát triển.

Sự thu hẹp hay loại bỏ hai hình thức tổ chức hoạt động công chứng thuộc khu vực tư (loại bỏ doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh “hữu hạn”) trong Luật Công chứng 2014 đã làm xáo trộn trong hoạt động của tổ chức công chứng, gây khó khăn, phiền hà, vướng mắc cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực công chứng.

Với thực trạng này, nguyên tắc “cởi trói” cho nền kinh tế đã bị hạn chế; buộc các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải mất nhiều thời gian, công việc cho việc sắp xếp lại, như: chuyển đổi, sáp nhập, thành lập mới…; khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn, phải xoay sở trong việc tìm kiếm đối tác hợp nhất, thành lập…, không có nhiều cơ hội để lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công chứng theo ý chí, sở trường của mình.

Quyền tự do kinh doanh bị hạn chế (nếu không muốn nói là bị xâm phạm), vì chẳng có lý do gì để thuyết phục hay lý giải cho những quy định hạn chế này của pháp luật; và đã đến lúc phải nhắc lại quan điểm cho rằng: “Nhà nước sinh ra là để quản lý và tạo điều kiện (cơ hội) thuận lợi thúc đẩy xã hội phát triển chứ không phải là kìm hãm sự phát triển xã hội”.

Về trách nhiệm tài sản của Văn phòng Công chứng

Luật Công chứng 2014 quy định: Văn phòng Công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, quy định trên đây đang thể hiện một thực tế luẩn quẩn, không rõ ràng và đang mâu thuẫn về trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp “văn phòng công chứng”.

Sự không rõ ràng, mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ: theo lý thuyết và pháp luật về pháp nhân, một chủ thể là pháp nhân thì luôn “có tài sản riêng” độc lập với tài sản của tất cả các chủ thể khác, kể cả tài sản riêng của người sở hữu pháp nhân, doanh nghiệp đó. Trong khi ở công ty hợp danh (đặc biệt là hợp danh “thuần túy” theo Luật Công chứng hiện hành), sự tách bạch tài sản đó là không thể vì đã là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh họ luôn “phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”.

phòng công chứng có làm việc không
phòng công chứng có làm việc không

Và như vậy, ở đây không thể có “tài khoản riêng” cho công ty mà nó chính là tài khoản “chung” với thành viên hợp danh của công ty. Tài sản của công ty cũng chính là tài sản của thành viên công ty bởi tính chịu trách nhiệm vô hạn “bằng toàn bộ tài sản của mình (thành viên hợp danh) về các nghĩa vụ của công ty”.

Và như vậy, Luật Công chứng quy định về tài khoản riêng của văn phòng công chứng là không cần thiết nếu như không muốn nói là vô nghĩa bởi mọi nghĩa vụ của công ty đều do cá nhân thành viên công ty chịu trách nhiệm tới cùng (vô hạn). Chữ “tài khoản riêng” ở đây chỉ là hình thức; Luật không quy định cũng không ảnh hưởng gì mà chỉ giúp câu, từ gọn, xúc tích, dễ hiểu hơn, mang tính pháp điển hóa cao hơn mà thôi.

Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?

Văn phòng công chứng có thời gian làm việc theo giờ hành chính đã được quy định. Văn phòng công chứng hoạt động theo khung giờ như sau: 

Thứ

Buổi sáng 

Buổi chiều

Thứ 2

8h – 11h

13h – 17h

Thứ 3

8h – 11h

13h – 17h

Thứ 4

8h – 11h

13h – 17h

Thứ 5

8h – 11h

13h – 17h

Thứ 6

8h – 11h

13h – 17h

Nhiều thắc mắc về lịch làm việc của văn phòng công chứng như văn phòng công chứng có làm việc vào ngày thứ 7 hay không? Trong ngày nghỉ hay ngoài giờ làm việc, văn phòng công chứng có hoạt động không? 

Vậy theo Điều 32 Luật Công chứng 2014 quy định:

“Điều 32. Quyền của tổ chức hành nghề công chứng

Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.

Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.

Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

Căn cứ theo khoản 3 thì văn phòng công chứng được phép hoạt động vào ngày nghỉ, ngoài giờ để phục vụ tối đa nhu cầu của mọi người. Chính vì thế, ngày thứ 7 thì văn phòng công chứng vẫn thực hiện công chứng bình thường vào khung giờ như các ngày trong tuần hoặc khung giờ quy định của văn phòng công chứng.

Ngoài ra, công chứng viên ở văn phòng còn làm việc vào chủ nhật và những ngày nghỉ Tết, Lễ. Địa điểm công chứng không bị bó hẹp ở trụ sở văn phòng mà còn hỗ trợ dịch vụ công chứng tại nhà khách hàng hoặc địa điểm khác theo yêu cầu của khách hàng. Những chi phí công chứng ngoài giờ làm việc, ngoài trụ sở cơ quan sẽ có mức phí riêng theo quy định của văn phòng công chứng và quy định của pháp luật. 

Các dịch vụ tại văn phòng công chứng 

Văn phòng công chứng hoạt động theo Luật Công chứng, cung cấp các dịch vụ sau: 

– Công chứng hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, mua bán, thế chấp nhà đất;

– Sang tên sổ đỏ 

– Công chứng văn bản dịch thuật, sao y bản chính

– Công chứng văn bản thỏa thuận giữa vợ và chồng

– Công chứng di chúc và các văn bản liên quan đến di sản thừa kế

– Công chứng những giao dịch khác 

Phí công chứng tại văn phòng công chứng

Theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC và Thông tư 111/2017/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí tại văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định. 

– Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch theo giá trị 

+ Mức thu phí công chứng đối với hợp đồng, giao dịch cụ thể giá trị hợp đồng dưới 50 triệu đồng có mức thu phí 50 nghìn đồng, giá trị hợp đồng từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng có mức thu phí là 100 nghìn đồng, giá trị giao dịch hay hợp đồng có giá trị trên 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ thì mức phí được tính 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị giao dịch,…

+ Mức thu phí công chứng đối với hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê nhà ở; thuê, cho thuê lại tài sản cụ thể tổng số tiền thuê có giá trị dưới 50 triệu đồng mức phí 40 nghìn đồng, tổng số tiền thuê có giá trị từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng có mức phí 80 nghìn đồng, tổng số tiền thuê có giá trị từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng có mức phí 0,08% tổng số tiền thuê,….

– Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị như công chứng hợp đồng bảo lãnh có mức thu 100 nghìn đồng, công chứng hợp đồng ủy quyền có mức thu 20 nghìn đồng,… 

– Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc có mức thu 100 nghìn đồng.

– Mức thu phí cấp bản sao công chứng là 5 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 3 trở lên là 3 nghìn đồng/trang. 

– Mức thu phí công chứng dịch thuật là 10 nghìn đồng/bản dịch thứ nhất, nếu công chứng thêm bản dịch thứ 2 là 5 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 02; từ trang thứ 03 trở đi thu 3 nghìn đồng/trang, tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thắc mắc thứ 7 phòng công chứng có làm việc không? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139