Bên cạnh những giấy tờ trong hồ sơ xin việc cần phải chứng thực thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều người thắc mắc về việc công chứng giấy khám sức khỏe. Vậy, giấy khám sức khỏe có chứng thực được không? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé!
Khái niệm chứng thực là gì ?
Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng khái niệm chứng thực; mà chỉ có khái niệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng.
Ta có thể thấy một điểm chung giữa những hình thức chứng thực kể trên. Đó là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, tính xác thực của đối tượng của công chứng là giống với bản gốc. Như trong chứng thực bản sao từ bản chính; ở đây là xác thực tính chính xác của bản sao là đúng với bản chính.
Trường hợp chứng thực chữ ký thì đó là việc xác thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được chứng thực chính là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; mà không phải bất kì cá nhân nào khác; không phải chữ ký giả.
Trường hợp chứng thực hợp đồng, giao dịch chính là sự xác minh, kiểm tra xem các nội dung của hợp đồng, giao dịch đó có thực hay không. Như hợp đồng có được lập tại đúng thời gian, địa điểm này hay không; các bên có tự nguyện giao kết hay không; chữ ký trên hợp đồng là của đúng hai bên hợp đồng hay không.
Chứng thực được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân; thông tin cá nhân; để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.
Giấy chứng nhận sức khỏe là gì?
Khám sức khỏe là hình thức khám tổng quát, xét nghiệm cơ bản, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, đủ năng lực để làm việc, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm.
Sau khi khám sức khỏe, người lao động sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe nếu kết quả các danh mục khám đều cho kết quả tốt.
Giấy chứng nhận sức khỏe này còn được gọi là giấy khám sức khỏe Thông tư 14 vì được sử dụng để hoàn thiện hồ sơ xin việc theo quy định của Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế.
Nội dung giấy khám sức khỏe thường được in trên khổ giấy A3, do đó giấy chứng nhận sức khỏe được nhiều người gọi là giấy khám sức khỏe A3.
Tìm hiểu về giấy khám sức khỏe có công chứng, chứng thực được không?
Mỗi chúng ta khi cần đến giấy khám sức khỏe chắc hẳn không còn gì xa lạ với việc đi thăm khám sức khỏe. Đây là một điều bắt buộc để bạn sở hữu được nó. Việc đi khám này sẽ nhằm mục đích để người yêu cầu khám sức khỏe có được chứng nhận giấy khám sức khỏe tiêu chuẩn của bộ y tế, cơ sở bệnh viện,.. chứng minh rằng họ có đủ điều kiện sức khỏe để lao động.
Nhưng, rất nhiều người hiện nay khi đi ứng tuyển việc làm thay vì chỉ ứng tuyển 1 vị trí thì họ lại lựa chọn cách tuyển dụng nhiều vị trí khác nhau cùng một lúc. Điều này họ sẽ phải cần đến nhiều loại giấy khám sức khỏe cùng 1 lúc.
Nhưng theo yêu cầu quy định về việc khám sức khỏe thì mỗi người chỉ được nhận duy nhất 1 mẫu giấy khám sức khỏe. Lúc này, làm thế nào để có thể bổ sung giấy khám sức khỏe vào bộ hồ sơ?
Nhiều ứng viên khi gặp trường hợp này sẽ nghĩ rằng chỉ cần photo bản chính giấy khám sức khỏe sau đó xin công chứng của địa phương là được. Nhưng điều này sẽ không hoàn toàn hợp lý 1 chút nào cả.
Theo như thông tư của Bộ Y Tế đã quy định và đưa ra thì việc nhân bản các bản sao giấy khám sức khỏe cần phải tuân thủ như sau: Khi nhân bản giấy khám sức khỏe bắt buộc phải có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu (bác sĩ).
Tóm lại, theo quy định đã được đề ra thì giấy khám sức khỏe sẽ không công chứng được. Nếu mà có công chứng được thì sẽ không có giá trị pháp lý. Vì vậy, muốn nhân bản giấy khám sức khỏe thì bạn cần phải photo giấy khám sức khỏe của mình đã có chữ ký của người kết luận trước khi được đóng dấu.
Khi nào giấy khám sức khỏe được coi là có thẩm quyền
Vậy nếu không được công chứng thì quy định về thẩm quyền giấy khám sức khỏe được quy định như thế nào?
Với giấy khám sức khỏe được coi là hoàn toàn có giá trị pháp lý chỉ khi người khám bệnh thực hiện khám và chữa bệnh và thỏa mãn các điều kiện như sau:
Người khám sức khỏe bắt buộc phải khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế, các bệnh viện được cấp giấy khám sức khỏe. Ngày nay, có rất nhiều các cơ sở y tế xuất hiện tràn lan trên thị trường. Nhưng không phải cơ sở nào cũng được cấp giấy phép hoạt động và đủ điều kiện cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe.
Chính vì vậy, khi đi khám sức khỏe, bạn cần phải lựa chọn những địa điểm uy tín, có chất lượng và đã được nhà Nước, Bộ Y tế công nhận và cho phép cung cấp giấy khám khám sức khỏe. Bởi như vậy thì việc thăm khám và nhận giấy khám sức khỏe của bạn mới trở nên có giá trị.
Bên cạnh đó, khi đi khám sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh thì các quy định về việc thực hiện khám sức khỏe phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất về các trang thiết bị y tế. Bởi trong mẫu giấy khám sức khỏe có rất nhiều danh mục khám khác nhau bao gồm lâm sàng và cận lâm sàng. Nếu không có đủ các tư trang thiết bị khám sức khỏe thì cơ sở đó sẽ không đủ điều kiện để khám sức khỏe cho bệnh nhân.
Trong trường hợp nếu như giấy khám sức khỏe được cung cấp bởi các cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì loại này sẽ chỉ có giá trị khi Việt Nam và quốc gia đó có thỏa thuận hoặc hiệp ước lẫn nhau. Đồng thời điều quan trọng để giấy khám sức khỏe này có giá trị là phải được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực dịch thuật.
Rất nhiều trường hợp hiện nay nhiều người sử dụng các mẫu giấy khám được mua sẵn. Tuy rằng khi mua giấy khám sức khỏe đã có dấu xác nhận của bệnh viện là thật đi chăng nữa thì cũng không có giá trị.
Đây là điều bạn cần lưu ý về giá trị có thẩm quyền của giấy khám sức khỏe. Tuy rằng có dấu của bệnh viện và chữ ký của bác sĩ đi chăng nữa mà người khám không thực hiện đúng quy trình khám sức khỏe thì loại giấy này cũng trở nên vô nghĩa.
Vì thế nếu như bị phát hiện mua giấy khám sức khỏe thì hồ sơ của bạn sẽ không trở nên đúng quy chuẩn và nặng hơn bạn có thể bị phạt vì sử dụng giấy khám sức khỏe không đúng quy định đã đưa ra.
Cách nhân bản giấy khám sức khỏe đúng quy định
Như vậy theo những gì đã phân tích ở trên thì nếu như muốn có được nhiều bản sao giấy khám có giá trị thì bạn sẽ cần phải có chữ ký của người xác nhận trước khi đóng dấu.
Để có được mẫu giấy khám sức khỏe mang đúng giá trị thì điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình khi đi khám sức khỏe của bạn. Khi đi khám, trước khi bác sĩ đóng dấu xác nhận giấy khám sức khỏe thì bạn hãy nói với họ bạn cần nhiều mẫu sức khỏe là được. Lúc này, bệnh viện sẽ photo ra nhiều bản giấy khám sức khỏe đã có chữ ký của bác sĩ thành nhiều mẫu khác nhau.
Một điều không thể nào thiếu được nữa trong quá trình xin cấp nhiều mẫu giấy khám sức khỏe của bạn đó chính là việc dán ảnh. Bởi để bản photo này cũng cần phải đóng giáp lai nhiều vị trí.
Bên cạnh đó, khi xin cấp thành nhiều mẫu giấy khám sức khỏe bạn cần mang theo chứng minh thư của mình theo. Việc này sẽ giúp cho bệnh viện lấy thông tin và đối chiếu vào hồ sơ khám sức khỏe.
Như vậy, để có được nhiều mẫu giấy khám sức khỏe thì vô cùng dễ dàng và nhanh chóng. Chính vì thế, nếu muốn có được nhiều mẫu giấy khám sức khỏe khác nhau thì bạn sẽ cần phải tuân thủ những điều mà chúng tôi đã liệt kê kê ở trên. Và cũng như bản chính, các bản photo này sẽ hoàn toàn có giá trị sử dụng như các bản gốc đã cung cấp ban đầu.
Thời hạn của loại giấy khám sức khỏe bản sao này cũng tương tự với bản gốc là trong vòng 12 tháng kể từ ngày photo và xác nhận. Nhưng khi đi xin việc hoặc làm hồ sơ du học thì nhiều nơi lạ quy định thời hạn là trong vòng 6 tháng cho nên bạn cũng cần phải chú ý về thời gian này.
Đối tượng thực hiện khám sức khỏe theo quy định
Theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT, Giấy khám sức khỏe được cấp cho các đối tượng sau:
– Các cá nhân bao gồm người Việt Nam, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ hoặc khám sức khỏe khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác.
– Trường hợp người lao động Việt Nam khám sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Lưu ý:
Việc khám sức khỏe trong quy định này không được áp dụng đối với những trường hợp sau đây:
– Một là, khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám chữa bệnh.
– Hai là, trường hợp khám giám định y khoa, giám định pháp y, pháp y tâm thần.
– Ba là, trường hợp cá nhân khám để cấp giấy chứng thương
– Bốn là, cá nhân thực hiện khám bệnh nghề nghiệp
– Năm là, những trường hợp khám sức khỏe để thi tuyển vào lực lượng vũ trang, khám sức khỏe trong lực lượng vũ trang.
Thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe theo quy định
Thứ nhất, về số lượng giấy khám sức khỏe được cấp: Theo quy định, người khám sức khỏe được cấp 01 bản, trong trường hợp người khám có yêu cầu cấp nhiều bản thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện việc nhân bản giấy khám sức khỏe và dán ảnh, đóng dấu giáp lai theo quy định
Thứ hai, về thời hạn trả giấy khám sức khỏe:
– Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: thời hạn trả giấy khám sức khỏe cho người được khám của cơ sở khám được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi việc khám sức khỏe kết thúc, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe.
– Với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: thời hạn trả giấy khám sức khỏe cho người khám được thực hiện theo sự thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
Thứ ba, về thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT, giấy khám sức khỏe có giá trị sử dụng trong thời hạn sau đây:
– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền ký kết luận sức khỏe. Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
– Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT, đối với người có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thuộc trường hợp được sử dụng ở Việt Nam theo quy định thì thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đó không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Giấy khám sức khỏe phải được dịch sang tiếng Việt có chứng thực bản dịch.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về câu hỏi giấy khám sức khỏe có chứng thực được không? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.