Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì

thủ tục ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi

Tìm hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Hợp đồng hợp tác kinh doanh là thỏa thuận giữa các bên: Giữa hai công ty hoặc hai cá nhân, cũng có thể giữa cá nhân với công ty nhằm khai thác những lợi thế kinh doanh nhất định của mỗi bên và cùng thỏa thuận phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm pháp lý giữa các bên trong quá trình hợp tác:

Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Căn cứ theo Điều 27 Luật đầu tư 2020: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh được là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Hợp đồng hợp tác kinh doanh ký hiệu là gì?

Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC.

Hợp đồng hợp tác đầu tư, liên kết đầu tư có gì khác biệt?

Về thuật ngữ pháp lý thì đầu tư tìm kiếm lợi nhuận là một phạm trù nhỏ trong kinh doanh, vì thế hợp đồng hợp tác đầu tư cũng là một dạng của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

Nhiều chủ thể khi hợp tác đầu tư trong kinh doanh còn dùng các tên gọi khác như: Hợp đồng liên kết kinh doanh, hợp đồng liên kết đầu tư kinh doanh…

Như vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư hợp pháp được pháp luật quy định để điều chỉnh việc đầu tư kinh doanh không đăng ký thành lập doanh nghiệp mới trong kinh doanh. Hợp đồng là một phương thức đầu tư được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn triển khai tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh được hiểu là các bên trong hợp đồng dựa trên những thế mạnh, lợi thế kinh doanh của mình mong muốn cùng ký kết hợp đồng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ và dựa trên những nội dung, thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình kinh doanh. 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …/HĐHTKD

 

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ theo quy định của Luật thương mại năm 2005;

Căn cứ vào tình hình thực tế của Hai bên;

Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các Bên;

Chúng tôi gồm có: 

……………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

Địa chỉ :………………………………………… 

Đại diện : Ông ……  Chức vụ: ………….….. 

Điện thoại : ………………………………………. 

Số tài khoản : …………  tại: …………………. 

…………………………….…………………

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Địa chỉ:………………………………………… 

Đại diện : Ông………… Chức vụ :…………… 

Điện thoại :

Số tài khoản : tại:

Cùng thỏa thuận ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh.

Phạm vi hợp tác kinh doanh

Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận

+ Phạm vi Hợp tác của Bên A

Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh

+ Phạm vi Hợp tác của Bên B

Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:

– Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

– Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

– Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …;

Gia hạn hợp đồng: Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào điều kiện kinh doanh của Hai bên;

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là …… 

Bên B góp vốn bằng: Bên A góp vốn bằng: …… tương đương với số tiền là …… 

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1. Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;

3.2.2. Thời điểm chia lợi nhuận: Ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm riêng năm 2018 năm tài chính được hiểu từ thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đến ngày …./…./20…;

3.2.3. Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tải Khoản 3.1 Điều 3 của luật này để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

4.1. Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4.2. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

5.1. Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …. , Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

– Đại diện của Bên A là: Ông/Bà …….. –

– Đại diện của Bên B là: Ông/Bà ………… –

– Ông: …………………….

hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì
hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì

5.2. Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;

Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;

5.3. Trụ sở ban điều hành đặt tại: …………… 

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1. Quyền của Bên A

…………………………………………………………… 

….………………………………………………………… 

– Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;

6.2. Nghĩa vụ của Bên A………………………………… 

……………………………………………………………… 

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1. Quyền của Bên B………………………………………

………………………………………………………………… 

Được phân chia …% lợi nhận sau thuế.

7.2. Nghĩa vụ của Bên B

– ………………………………………………………………… 

…………………………………………………………………

 Điều 8. Điều khoản chung

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

8.3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.4. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

8.5. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

8.6. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

9.2. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đại diện bên A

Đại diện bên B

Hợp đồng hợp tác kinh doanh có phải đăng ký không?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có một trong các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư (Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh). Ngân hàng cũng thực hiện cho phép các bên hợp tác kinh doanh mở tài khoản vốn đầu tư để quản lý vốn đầu tư nước ngoài như bình thường.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân như thế nào?

Cá nhân là nhà đầu tư được Luật đầu tư 2020 thừa nhận nên việc hợp tác kinh doanh giữa các cá nhân theo hợp đồng BCC là hoàn toàn hợp pháp. Trong thực tế tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh Luật Trần và Liên Danh thấy rằng việc hợp tác kinh doanh quán ăn, cafe, mua bán hàng online giữa các cá nhân rất nhiều. Các hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp có phần hạn chế hơn.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng cần có nội dung gì?

Kinh doanh nhà hàng là một trong các lĩnh vực kinh doanh cần xin giấy phép con, do đó cơ sở kinh doanh chỉ được phép hoạt động khi đã hoàn thành thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá… trước khi kinh doanh.

Trong khi bản chất của hợp đồng BCC là hợp tác kinh doanh không thành lập tổ chức kinh tế, nên đây cũng là lý do nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh kinh doanh nhà hàng cần thỏa thuận về đơn vị triển khai hoạt động kinh doanh nhà hàng – đơn vị sẽ được các bên sử dụng để xin các giấy phép con.

Nội dung cần có trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bộ luật dân sự 2015 không quy định nội dung hợp đồng BCC nhưng luật đầu tư 2020 có quy định, theo đó trong hợp đồng BCC phải có các nội dung chính sau:

– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Các bên tham gia hợp đồng BCC có thể dựa trên ý chí và mong muốn của mỗi bên, trên cơ sở các nội dung chính của hợp đồng đã được luật hóa và các quy định của pháp luật dân sự để thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139