Một vấn đề vướng mắc được rất nhiều người dân và doanh nghiệp quan tâm là thời gian đăng ký nhãn hiệu độc quyền đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thường khá lâu. Nhưng pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định về quyền ưu tiên đối với nhãn hiệu kể từ thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ. Dưới đây là quy định về khẩu hiệu bảo mật thông tin, hãy cùng Công ty Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nhãn hiệu như thế nào thì được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam ?
Trước hết, chúng ta cần biết nhãn hiệu là gì và điều kiện để có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 số 36/2009/QH12có quy định rõ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Và điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 số 36/2009/QH12:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Do đó, nhãn hiệu được bảo hộ khi nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và đặc biệt là nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Vậy nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ hay không thì được quy định cụ thể tại Điều 74 của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 số 36/2009/QH12:
“Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.”
Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ, thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền (logo) là khoảng 12 đến 18 tháng trong trường hợp logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối.
+ Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
+ Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
+ Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn
+ Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Khẩu hiệu là gì?
“Khẩu hiệu” có thể là một từ, cụm từ, lời văn ngắn gọn, cô đọng, xúc tích diễn tả một vấn đề, tinh thần, thông điệp, niềm tin, tính chất, mục tiêu của một đơn vị, tổ chức, công ty, doanh nghiệp nhằm định hướng, truyền thông, tuyên truyền, lan tỏa giá trị của mình.
Đôi khi khẩu hiệu chứa đựng toàn bộ mục tiêu, chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Khẩu hiệu thường được coi là một phần tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Đăng ký bảo hộ khẩu hiệu slogan
Hiện nay pháp luật không có quy định riêng bảo hộ khẩu hiệu. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa khẩu hiệu không được bảo hộ, nếu khẩu hiệu có thể phân biệt thì đó chính là nhãn hiệu và được bảo hộ như là nhãn hiệu.
Xét về bản chất, khẩu hiệu là yếu tố từ ngữ nhìn thấy được, nếu khẩu hiệu tạo ra được khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác thì cũng sẽ được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ như nhãn hiệu.
Tuy nhiên, nếu xem xét thực tế, khẩu hiệu như một tài sản vô hình của doanh nghiệp, gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khẩu hiệu rất dễ bị từ chối bảo hộ theo điểm c khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, khẩu hiệu không có khả năng phân biệt nếu khẩu hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: “Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng , chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính chất mô ta hàng hóa dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu”.
Điều đó có nghĩa, khẩu hiệu mang tính mô tả sản phẩm hàng hóa, thể hiện công dụng, giá trị của sản phẩm thì sẽ bị loại trừ việc bảo hộ.
Những khẩu hiệu đơn giản không thể đăng ký nhãn hiệu
Những câu và khẩu hiệu mang tính chất quảng cáo, quảng bá đơn giản có chứa thông điệp hay thông tin tiếp thị theo tiêu chuẩn về sản phẩm, dịch vụ hay nhà kinh doanh sẽ không được xem là một dấu hiệu chỉ dẫn xuất xứ thương mại. Những câu hay khẩu hiệu đơn giản như vậy không có khả năng phân biệt và không có chức năng của nhãn hiệu. Thẩm định viên phải từ chối đơn theo căn cứ đó.
Một câu quảng cáo hay khẩu hiệu có thể coi là đủ khả năng phân biệt nếu như nó khác lạ hoặc nổi bật vì ý nghĩa của nó, cách dùng từ hay cấu trúc câu, ví dụ như trong các trường hợp sau:
Câu quảng cáo có nhiều hơn một ý nghĩa và ý nghĩa thứ hai được che đậy, không dễ nhận ra hoặc khác lạ xét trong bối cảnh sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo;
Câu khẩu hiệu dùng cách chơi chữ hoặc dùng từ ngữ theo một ý nghĩa khác lạ;
Câu quảng cáo có những yếu tố gây bất ngờ hoặc một ẩn ý không ngờ tới;
Câu khẩu hiệu thể hiện một nghịch lý hoặc cần phải diễn giải để hiểu được;
Câu quảng cáo có vần hay nhịp điệu dễ nhớ;
Câu quảng cáo có cú pháp khác lạ.
Ví dụ, những câu quảng cáo sau đây là quen thuộc và phổ biến và không đủ khả năng phân biệt để đăng ký nhãn hiệu cho bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào:
Thương hiệu mà bạn có thể tin tưởng;
Bạn sẽ an tâm khi bên cạnh chúng tôi;
Chúng tôi làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn;
Không chỉ là nước … mà là nước tốt cho sức khỏe!
Những câu quảng cáo này là những câu mang tính tổng hợp hoặc tán dương chất lượng hoặc ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ gắn liền với câu quảng cáo đó. Chúng sẽ không được hiểu là nhãn hiệu mà giống như câu chào hàng phổ biến và do đó không đủ khả năng phân biệt để đăng ký nhãn hiệu.
Những câu quảng cáo sau đây được xem là không đủ khả năng phân biệt để đăng ký nhãn hiệu tại Philippines cho hàng hóa, sản phẩm cụ thể:
“Chúng tôi giao hàng tốt nhất!” (cho sản phẩm bánh pizza, mì ống, mì spaghetti, bánh mì)
“Sự lựa chọn lành mạnh của bạn, của gia đình bạn, sự lựa chọn tốt nhất của bạn” (cho sản phẩm chất ngọt tự nhiên);
“Giải pháp cho sự ô nhiễm của nhân loại” (cho dịch vụ môi trường).
Tương tự, những câu quảng cáo sau đây cũng bị từ chối tại Việt Nam do thiếu khả năng phân biệt:
“Chúng tôi mang lại cho bạn nhiều hơn” (cho dịch vụ “marketing” – Đơn số 4-2012-01305);
“Đối tác cho sự thành công của bạn” (cho sản phẩm, dịch vụ nhóm 9, 12, 14, 16, 20, 21, 25, 28, 35, 36, 37, 38, 39, 41, 42, 45 – Đơn số. 4-2008- 9718);
“Nền tảng tài chính cho thành công của bạn” (cho dịch vụ nhóm 36 – Đơn số. 4-2008-09484).
Ngược lại, những câu quảng cáo sau được xem là có khả năng phân biệt tại Philippines và được đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa cụ thể:
“Mang lại niềm vui cho cả thế giới” (cho sản phẩm kem, kem nước, mứt đông lạnh, chế phẩm để làm các sản phẩm ở trên, bánh kẹo, sôcôla, kẹo sôcôla);
“Tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn” (cho sản phẩm súng ngắn, đạn dược, phụ tùng thay thế súng ngắn);
“Giữ gìn tuổi tác như một bí mật” (cho sản phẩm xà phòng, kem dưỡng tóc, tinh dầu).
Ở Việt Nam, những khẩu hiệu quảng cáo nên bị từ chối đăng ký nhãn hiệu nếu khẩu hiệu này có tính mô tả. Đó là trường hợp khi khẩu hiệu truyền tải trực tiếp thông tin về các hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan, cụ thể thể hiện được bản chất, chủng loại, chất lượng, mục đích dự tính, giá trị thương mại, giá cả và các đặc điểm khác của hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc những gì cụm từ này cung cấp cho công chúng. Những khẩu hiệu có tính mô tả sau không được chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu:
“GOODCHECK” đối với các hàng hóa trong nhóm 5 của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice – Đơn số 4-2009-16064;
“HEAR MUSIC” đối với hàng hóa trong nhóm 9 của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice – Đơn số 4-2009-18861.
Các khẩu hiện tán dương là các khẩu hiệu thể hiện các đặc điểm được mong muốn hoặc nổi trội của các hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan. Các khẩu hiệu này áp dụng hoặc dẫn chiếu trực tiếp tới hàng hóa hoặc dịch vụ, nên thể hiện khả năng và mô tả được các hàng hóa hoặc dịch vụ.
Các dấu hiệu thể hiện sự tán dương nên được xem như các thuật ngữ mô tả, bất kể liệu các dấu hiệu này có đúng, có thể xác định được, có tính suy đoán, phóng đại, không hợp lý hoặc hoàn toàn sai hay không. Như các dấu hiệu mô tả, các dấu hiệu này nên bị từ chối bảo hộ làm nhãn hiệu.
Ở Việt Nam, khẩu hiệu có tính tán dương sau không được chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu:
“Melts in your mouth, not in your hands” (đối với các sản phẩm sô-cô-la);
“We put safety first” (đối với các phương tiện và ô-tô);
“Buy the Number One in the market”;
“Coffee/chocolate/fruit product… at its best!” (đối với cà phê, sô-cô-la hoặc trái cây) “Only the best for you!”;
“We do fashion like no others” (đối với quần áo, kính, trang sức)
Như vậy, những khẩu hiệu đơn giản không thể đăng ký nhãn hiệu do những khẩu hiệu đó không có khả năng phân biệt và không có chức năng của nhãn hiệu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về khẩu hiệu bảo mật thông tin. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.