Bị công an gửi giấy triệu tập có đi hay không

Bị công an gửi giấy triệu tập có đi hay không

Khi bị công an gửi giấy triệu tập hoặc giấy mời lên làm việc, người dân thường có tâm lý hoang mang, e ngại. Không ít trong số họ vì quá lúng túng nên quyết định không đến làm việc theo yêu cầu. Vậy, bị công an gửi giấy triệu tập có đi hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Giấy triệu tập là gì? Bị công an gửi giấy triệu tập có đi hay không?

Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án… Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ tố tụng (bắt buộc) đối với những người thuộc diện sau:

– Bị can: Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;(theo Điều 60, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).

– Bị cáo: Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã (theo Điều 61, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015), Luật sư hình sự giỏi.

– Người bị hại: là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải (theo điều 62, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).

– Nguyên đơn dân sự: Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (theo điều 63, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).

– Bị đơn dân sự: Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Phải có Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (theo điều 64, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (theo điều 65, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).

– Người làm chứng: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải (theo điều 66, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).

Như vậy: Giấy mời và giấy triệu tập có bản chất hoàn toàn khác nhau, được hiểu giấy mời thì người được mời có thể lựa chọn đến hoặc không đến nhưng nếu có điều kiện và thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc. Còn giấy triệu tập thì bắt buộc phải đến, phải có mặt, nếu không rất có thể sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Đặc điểm của giấy triệu tập

– Thẩm quyền ban hành:

Do các Cơ quan tiến hành tố tụng ban hành. Các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay bao gồm:

+ Tòa án

+ Viện kiểm sát

+ Cơ quan điều tra.

– Giai đoạn áp dụng:

Giấy triệu tập được sử dụng khi đã có quyết định khởi tố vụ án vì có quyết định khởi tố vụ án thì tư cách của những người tham gia tố tụng mới được xác định.

– Tính bắt buộc phải thi hành:

Người nhận được giấy triệu tập bắt buộc phải có mặt.

– Hậu quả thi hành:

Đối với các trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải hay quyết định truy nã.

– Một số lưu ý về việc triệu tập:

+ Người được triệu tập ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.

+ Pháp luật nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập. Trước khi tiến hành triệu tập thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, việc đi lại của người được triệu tập tránh gây phiền phức về thời gian hoặc đi lại quá nhiều lần của người được triệu tập.

Khi nào cơ quan công an được gửi giấy triệu tập cho người dân?

Trong tố tụng hình sự, Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) quy định:

Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng.

Thông tư này cũng yêu cầu việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, tư vấn luật hình sự chi tiết

Hiện nay, trong các văn bản khác hầu như không có khái niệm cụ thể giấy triệu tập là gì. Tuy nhiên, thông thường, giấy triệu tập được hiểu chung là loại biểu mẫu được sử dụng trong hoạt động tố tụng, dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án.

Trong tố tụng hình sự chỉ có Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là có thẩm quyền ký và sử dụng giấy này. Trong tố tụng dân sự, hành chính thì chỉ có Thẩm phán mới có thẩm quyền này.

Do đó, nếu không phải là “người tham gia tố tụng” trong một vụ án/vụ việc cụ thể, công dân không thể bị triệu tập.

Bị công an gửi giấy triệu tập có đi hay không
bị công an gửi giấy triệu tập có đi hay không

Bị công an gửi giấy triệu tập có đi hay không?

Như đã trình bày ở trên, hiện nay, công an (Điều tra viên) chỉ có thẩm quyền ký giấy triệu tập trong một vụ án hình sự. Khi bị công an triệu tập vì một vụ án hình sự thì người dân bắt buộc phải đến nếu không có thể bị áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể:

Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 182 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định cụ thể như sau:

Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.

Đối với tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, những người liên quan chỉ phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp cần khai thác thông tin, công an chỉ được gửi giấy mời làm việc. Khi được công an mời lên làm việc thì người dân có quyền lên hoặc không lên (không bắt buộc), bởi, hiện nay chưa có quy định chế tài áp dụng với những trường hợp này.

Công an có được triệu tập qua điện thoại hoặc thông qua người khác?

Theo Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11), nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Đặc biệt, nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.

Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.

Như vậy, công an không được triệu tập qua điện thoại hoặc thông qua người khác. Người dân khi bị triệu tập bắt buộc phải có giấy triệu tập, có chữ ký và con dấu. Nếu bị triệu tập qua điện thoại thì có thể là thủ đoạn lừa đảo hoặc do cơ quan công an làm sai. Lúc này, người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập?

Do các Cơ quan tiến hành tố tụng ban hành. Các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay bao gồm:

– Cơ quan điều tra,

– Viện kiểm sát,

– Tòa án.

Giai đoạn áp dụng giấy triệu tập?

Giấy triệu tập được sử dụng khi đã có quyết định khởi tố vụ án rồi, vì một khi có quyết định khởi tố vụ án thì tư cách của những người tham gia tố tụng mới được xác định.

Hậu quả thi hành giấy triệu tập?

Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải hay quyết định truy nã.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Bị công an gửi giấy triệu tập có đi hay không? nếu bạn đọc còn gặp phải vướng mắc hoặc có câu hỏi băn khoăn. Hãy liên hệ ngay với Công ty luật Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139