“Hình sự” là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với mỗi người dân trong cuộc sống hiện nay, tuy nhiên chắc hắn dưới góc độ pháp lý vẫn còn rất nhiều người không hiểu rõ về hình sự, vi phạm hình sự và pháp luật hình sự là gì?
Hình sự là gì?
Hình sự là việc trừng trị những tội phạm, những hành vi phạm tội xâm hại nghiêm trọng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia.
Nhắc đến hình sự là nhắc đến tội phạm, người phạm tội và những hình phạt là nội dung cơ bản trong pháp luật hình sự.
Theo khoản 1, Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định rằng: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến trật tự xã hội mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.
Theo Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định rằng: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Vi phạm hình sự là gì?
Trước tiên chúng ta phải hiểu vi phạm pháp luật là gì? Là hành vi làm trái những quy định của pháp luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Dựa theo mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội mà hành vi vi phạm gây nên, vi phạm pháp luật được chia thành 4 loại sau đây:
– Vi phạm dân sự
– Vi phạm hành chính, Luật sư hình sự giỏi.
– Vi phạm hình sự
– Vi phạm kỷ luật
Trong đó, vi phạm hình sự (hay còn được gọi là tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được gây ra bởi tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, hoặc xâm phạm những lĩnh vực khác của an ninh trật tự, an toàn xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này bị coi là tội phạm và phải bị xử lý hình sự.
Pháp luật hình sự là gì?
Pháp luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật trong ngành luật hình sự, xác định tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội được gây ra bởi người phạm tội và hành vi đó bị coi là tội phạm, quy định những hình phạt cũng như các biện pháp hình sự phi hình phạt khác để áp dụng đối với các tội phạm đó.
Luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ luật hình sự là một văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự, quy định những hành vi nguy hiểm cho xã và bị coi là tội phạm, hình phạt cũng như các biện pháp hình sự phi hình phạt khác được dùng để áp dụng đối với các tội phạm đó. Và hiện nay Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đang là văn bản mới nhất và có hiệu lực thi hành.
– Gồm 02 loại quy phạm:
+ Những quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề chung liên quan đến hình sự, tội phạm và hình phạt.
+ Những quy phạm pháp luật quy định các hành vi tội phạm cụ thể và mức phạt tương ứng.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Ngành luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ xã hội này bằng việc xác định chính xác quyền và nghĩa vụ pháp lý của hai chủ thể, đó là Nhà nước và người phạm tội. Trong đó, quyền của chủ thể này, tương ứng sẽ là nghĩa vụ của chủ thể kia. Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc người đó thực hiện những hành vi và bị coi là tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy vậy, họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước chứng minh việc họ phạm tội, truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.
Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự
Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh- phục tùng. Theo đó, Nhà nước, trong quan hệ pháp luật hình sự, có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu hình phạt- biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất do những hành vi mà người đó gây ra và bị coi là tội phạm, người phạm tội không có cách nào khác ngoài nghĩa vụ phải tuân thủ điều đó. Cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngành luật hình sự cũng được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, trong đó có các nguyên tắc chung cho cả hệ thống pháp luật và các nguyên tắc có tính đặc thù. Ba nguyên tắc chung cơ bản nhất bao gồm: nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và nguyên tắc pháp chế. Ba nguyên tắc đặc thù của ngành luật hình sự là nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi.
Những câu hỏi phổ biến thường gặp
Trường hợp nào được áp dụng hiệu lực hồi tố?
Theo Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định rằng:
“Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”
Như vậy việc áp dụng hiệu lực hồi tố chỉ xảy ra trong trường hợp thực sự cần thiết để đảm bảo các lợi ích chung của xã hội, cá nhân.
Nghĩa vụ của luật sư khi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự?
Theo Khoản 4 Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định như sau:
“4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Như vậy người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hay còn được biết đến là luật sư có nghĩa vụ phải giúp bị hại, đương sự về những vấn đề pháp lý sao cho họ được nhiều lợi ích nhất, tư vấn luật hình sự chi tiết
Phạm vi hành nghề của luật sư là gì?
Theo Điều 22 Luật luật sư năm 2012 có quy định về phạm vi cụ thể mà Luật sư được hành nghề như sau:
Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện tư vấn pháp luật.
Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật luật sư 2012.
Lưu ý về phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là tổ hợp các phương tiện, biện pháp, cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh.
Thông qua đó, pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội một cách đồng bộ làm nảy sinh, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc phòng ngừa, ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh, tồn tại, phát triển các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các lĩnh vực hoạt động nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân.
Phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh là căn cứ để phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật.
Luật Hình sự có phương pháp điều chỉnh riêng biệt vì quan hệ xã hội được Luật Hình sự điều chỉnh là quan hệ hình thành giữa Nhà nước và người phạm tội. Nhà nước dùng uy quyền để quy định tội phạm ấy, ấn định hình phạt buộc người phạm tội chịu hình phạt ấy. Tính uy quyền trong phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là:
– Nhà nước tự mình quy định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm; Luật sư bào chữa hình sự chi tiết.
– Nhà nước giao nhiệm vụ xử lý tội phạm cho các cơ quan tư pháp. Những cơ quan này có quyền nhân danh Nhà nước điều tra, truy tố, xét xử, xác định hình phạt, buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt;
Vai trò của bộ luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Pháp luật Hình sự là gì? là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước với vai trò đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần tích cực trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Đồng thời góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao.
Thông qua biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt, luật hình sự đặt mục tiêu răn đe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.
Pháp luật hình sự đóng vai trò quan trọng trong bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Ngoài ra, BLHS Việt Nam còn bảo vệ sự tồn tại, phát triển ổn định của các quan hệ xã hội trước sự xâm hại của tội phạm như trong lời nói đầu của Bộ luật hình sự 1999.
Mục đích cuối cùng của việc sử dụng luật hình sự là công cụ pháp lí hữu hiệu trong đấu tranh chống tội phạm không phải là nhằm trừng trị người phạm tội mà là giáo dục họ, thay đổi ý thức pháp luật của bản thân người phạm tội, giúp họ nhận thức sai lầm và hướng thiện và răn đe, làm gương cho những người khác trong xã hội.
Vừa rồi Công ty luật Luật Trần và Liên Danh đã trình bày nội dung về hình sự là gì? Vi phạm hình sự là gì? Pháp luật hình sự là gì? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!