Giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài

giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Hôn nhân có yếu tố nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch Việt Nam (Nam hoặc nữ) kết hôn với người có quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam hoặc tại quốc gia nước ngoài tuân theo và phù hợp với quy định của pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam.

Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành.

Kết hôn là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Theo đó điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như sau:

Điều kiện đăng ký kết hôn

Điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam, nữ cần phải có mới có quyền được kết hôn. Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn là ghi vào Sổ đăng ký kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật. Đăng kí kết hôn là hoạt động hành chính nhà nước, là thủ tục pháp lý làm cơ sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam nữ.

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch mới có giá trị pháp lý.

Để được đăng ký kết hôn, nam nữ phải làm tờ khai đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn. Trên cơ sở đó, cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành xác minh, nếu các bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì tổ chức đăng kí kết hôn cho nam nữ, ghi việc kết hôn vào sổ đăng kí kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn cho nam nữ.

Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài
giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý, là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ hôn nhân. Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận về tình trạng hôn nhân của một cá nhân.

Việc đăng ký kết hôn là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người, trong trường hợp xảy ra tranh chấp về tài sản sẽ được pháp luật bảo vệ theo quy định.

Điều kiện kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định pháp luật hiện hành, điều kiện kết hôn với người nước ngoài được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
  2. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  3. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  4. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  5. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
  6. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy, nếu một trong hai bên nam nữ không thỏa mãn được các điều kiện kết hôn với người nước ngoài sau đây thì không thể đăng ký kết hôn tại Việt Nam, cụ thể là:

Mức độ tuổi tùy theo nam nữ;

Năng lực hành vi dân sự (tức là khả năng làm chủ hành vi của mình);

Sự tự nguyện kết hôn;

Không thuộc trường hợp kết hôn bị cấm.

Liên quan tới điều kiện kết hôn với người nước ngoài, Luật sư hôn nhân gia đình chúng tôi nhận được đa số những thắc mắc của bạn đọc như: “thế nào là tự nguyện kết hôn và thế nào là không mất năng lực hành vi dân sự?”.

Về vấn đề này, Luật sư chuyên Hôn nhân gia đình của chúng tôi giải đáp như sau:

Thứ nhất, sự tự nguyện kết hôn là việc công dân làm chủ được hành vi, suy nghĩ khi đăng ký kết hôn; không bị ai cản trở, ép buộc hoặc vì một mục đích trái pháp luật để tiến tới hôn nhân.

Ví dụ: Mục đích trái pháp luật là: kết hôn theo hợp đồng thỏa thuận với nhau có thù lao hoặc không có thù lao, kết hôn để hợp thức hóa quốc tịch hoặc để thuận tiện đi ra nước ngoài…

Thứ hai, mất năng lực hành vi dân sự là việc công dân không kiểm soát được hành vi, suy nghĩ của mình và quan trọng là đã bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, nếu công dân mất năng lực hành vi dân sự sẽ không được kết hôn.

Ví dụ: Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị thần kinh, bị mất trí, bị bệnh hiểm nghèo và Tòa án đã tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự.

Hồ sơ kết hôn với người nước ngoài

Hồ sơ kết hôn với người nước ngoài khá phức tạp và đóng vai trò quan trọng nhất trong thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Bởi lẽ, khi người có yêu kết hôn đã chuẩn bị được đủ bộ hồ sơ kết hôn với người nước ngoài thì cơ quan nhà nước bắt buộc phải giải quyết cho anh chị theo đúng trình tự pháp luật.

Anh chị cần chuẩn bị (02) bộ Hồ sơ kết hôn với người nước ngoài gồm những giấy tờ sau:

Đối với công dân Việt Nam cần chuẩn bị:

Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định;

Hộ chiếu hoặc cmnd (bản chính) và 01 bản sao có công chứng;

Sổ hộ khẩu bản sao công chứng;

Xác nhận, chứng nhận độc thân do UBND có thẩm quyền cấp. Và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định pháp luật.

Đối với công dân nước ngoài cần chuẩn bị:

Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định;

Hộ chiếu (passport) và (01) bản sao có công chứng của Hộ chiếu;

Thẻ cư trú hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Giấy tờ xác nhận, chứng nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan nhà nước nơi người nước ngoài có quốc tịch cấp và đã được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam.

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

Và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định pháp luật.

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Về thủ tục kết hôn với người nước ngoài Người có yêu cầu kết hôn với người nước ngoài cần nắm được lưu ý những vấn đề sau đây:

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy kết hôn với người nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam là: Phòng tư pháp thuộc UBND cấp quận/huyện nơi công dân cư trú.

Ví dụ: Công dân cư trú tại huyện X tỉnh Y thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn là phòng tư pháp cấp huyện thuộc UBND huyện X, tỉnh Y.

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Bước 1: Người có yêu cầu thực hiện thủ tục kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì người nộp hồ sơ có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Bước 2: Hai bên nam, nữ có mặt tại trụ sở UBND để tiến hành đăng ký kết hôn

– Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn.

Bước 3: Chờ, lấy kết quả Giấy đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo thời hạn pháp luật quy định

Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá (60) ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Hết (60) ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Nếu bạn đọc đang quan tâm tới một trong các dịch vụ pháp lý trên đây, vui lòng liên hệ với Luật sư hôn nhân và gia đình của Luật Trần và Liên Danh chúng tôi theo hotline để được tư vấn và báo phí dịch vụ. Chúng tôi luôn hân hạnh và chào đón Quý khách hàng đến với chúng tôi.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139