Ngoài trụ sở chính, một công ty/doanh nghiệp có thể mở cho mình các chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong đó việc thành lập một địa điểm kinh doanh là phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi việc quản lý, hoạt động cũng như ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh dễ dàng hơn rất nhiều so với hai hình thức kia. Vậy, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk sẽ được tiến hành như thế nào? Cùng Công ty Luật Trần và Liên danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk, có diện tích 13.125,37 km2, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà
- Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông
- Phía Tây giáp Campuchia.
Địa bàn đi lại thuận lợi, có cả đường bộ và đường hàng không. Đường quốc lộ 14 nối Đăk Lăk với các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Là con đường huyết mạch của tỉnh đi từ Plâyku qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột; xuống Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh.
Đăk Lăk còn có quốc lộ 26 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện Krông Păk, Ea Kar, M’ Đrăk đến tỉnh Khánh Hòa. Quốc lộ 27 kéo dài nối trung tâm tỉnh với huyện Lăk ở phía nam và thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).
Hệ thống đường giao thông khá nhiều và hoàn chỉnh đi lại rất thuận lợi. Đường hàng không đã có từ lâu và hiện nay được đầu tư, nâng cấp. Thường xuyên đón các đoàn khách quốc tế và trong nước.
2. Căn cứ pháp lý
– Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp
3. Địa điểm kinh doanh là gì?
– Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
VD: Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC chuyên kinh doanh dịch vụ cung cấp đồ uống đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty hiện mở rất nhiều quán đồ uống trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk. Do đó, Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC đang thực hiện hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở nên công ty cần đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk cho tất cả các địa chỉ của địa điểm đó.
– Địa điểm kinh doanh có các đặc điểm sau:
+ Địa điểm kinh doanh nằm ngoài trụ sở chính của công ty;
+ Ngành nghề của địa điểm kinh doanh nằm trong phạm vi ngành nghề của doanh nghiệp chủ quản. Tức có thể trùng hoặc ít hơn ngành nghề của công ty mẹ;
+ Thủ tục thành lập đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng;
+ Không phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh.
Ưu điểm địa điểm kinh doanh
Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:
+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.
+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”
+ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.
+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.
Nhược điểm của địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.
VD: Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC chuyên kinh doanh dịch vụ cung cấp đồ uống đặt trụ sở tại Đắk Lắk. Công ty hiện mở rất nhiều quán đồ uống trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk. Do đó, Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC đang thực hiện hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở nên công ty cần đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk cho tất cả các địa chỉ của địa điểm đó.
đăng ký địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk
4. Thời điểm nào phải làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk
- Khi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Cùng với đó theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
5. Những lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk
5.1. Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào ?
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.
– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
– Phần tên riêng trong địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Chú ý: Khi đặt tên địa điểm kinh doanh không ghi chữ ” địa điểm kinh doanh” có được không ? Ví dụ: Đặt tên là Kho hàng – Công ty TNHH Minh Anh có được không ? –> Nếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành 2014 thì với cách đặt tên trên là chưa phù hợp quy định vì trong luật đã quy định rõ là phải có chữ địa điểm kinh doanh cùng với tên riêng của công ty –> cách đặt tên trên thiếu chữ ” địa điểm kinh doanh”.
5.2. Trụ sở địa điểm kinh doanh nên đặt ở đâu là phù hợp ?
– Không đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh không đúng chức năng như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…
– Địa chỉ địa điểm kinh doanh phải đảm bảo công ty được phép sử dụng hợp pháp. Nếu đi thuê, mượn phải có hợp đồng thuê, mượn.
– Địa chỉ địa điểm kinh doanh phải đảm bảo ghi chi tiết cụ thể, rõ ràng. Ghi rõ số nhà ( Thôn, xóm), ngõ, phố ( Đường), phường ( Xã), Quận ( Huyện), Tỉnh ( Thành phố)
– Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk đảm bảo có hoạt động thực tế tại địa chỉ đó tránh tình trạng không hoạt động tại đó.
5.3. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai ?
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Tức người này phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là người có hộ khẩu hay sinh sống tại nơi đặt địa điểm kinh doanh mà có thể ở nơi khác
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người đứng đầu chi nhánh công ty
– Trong quá trình hoạt động người đứng đầu chi nhánh có thể thay đổi từ người này sang người khác nhưng khi có sự thay đổi thì phải thực hiện thông báo tới Sở KH -Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh
5.4. Cách chọn ngành nghề của địa điểm kinh doanh
– Khi chọn ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh cần đăng ký những ngành nghề trong phạm vi của công ty chủ quản. Nghĩa là ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh có thể trùng với ngành nghề của công ty chủ quản hoặc ít hơn ngành nghề của công ty chủ quản.
– Nếu địa điểm kinh doanh muốn hoạt động những ngành nghề mà công ty chủ quản chưa có thì phải bổ sung nghành nghề kinh doanh của công ty trước sau đó mới đăng ký ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh được.
– Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh thường và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
6. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk
– Quy trình thực hiện:
Doanh nghiệp kê khai và gửi hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bằng hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đắk Lắk nơi đặt địa điểm kinh doanh
7. Vướng mắc thường gặp khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk ?
Câu hỏi: Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk, Địa điểm kinh doanh có bắt buộc thuộc quyền sở hữu của công ty không?
– Điều kiện để có thể đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk là địa chỉ địa điểm kinh doanh phải thuộc quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tức doanh nghiệp phải có hợp đồng thuê với chủ sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không yêu cầu thành phần hồ sơ phải có các giấy tờ nêu trên nhưng việc có đủ giấy tờ này nhằm đảm bảo mặt pháp lý cho doanh nghiệp để tránh những rắc rối về hậu kiểm với cơ quan nhà nước.
Câu hỏi: Công ty tôi mở hai xưởng sản xuất tại tỉnh Đắk Lắk, vậy có cần thông báo thành lập địa điểm kinh doanh cho hai xưởng này không?
Theo quy định của pháp luật, việc hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính sẽ phải thông báo hoạt động. Trường hợp của khách hàng nếu hoạt động tại địa chỉ khác địa chỉ trụ sở chính của công ty thì phải đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại hai xưởng sản xuất đó
Câu hỏi: Địa điểm kinh doanh có mã số thuế không?
– Mã số thuế là mã số được cấp người nộp thuế, mỗi người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để tiến hành thực hiện nghĩa vụ thuế cho cơ quan thuế.
– Mã số của địa điểm kinh doanh chính là mã số gồm có 05 chữ số được cấp từ 00001 đến 9999, tuy nhiên đây chỉ là mã số của địa điểm kinh doanh chứ không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
Câu hỏi: Công ty tôi đã thành lập văn phòng đại diện tại Đắk Lắk, nay công ty muốn chuyển đổi văn phòng đại diện thành địa điểm kinh doanh có được không?
– Hiện nay, pháp luật chưa quy định việc chuyển đổi loại hình từ văn phòng đại diện sang địa điểm kinh doanh. Do vậy, Luật Luật Trần và Liên danh tư vấn khách hàng nên chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện và đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk.
Câu hỏi: Có thể đặt nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh Đắk Lắk được không ?
Có thể đặt nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh khác nói chung vì luật không cấm việc một doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh hay hạn chế trong cùng 1 tỉnh, thành phố. Quan trọng khi thực hiện việc mở địa điểm kinh doanh đó thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cho địa chỉ đó.
Trên đây là một số chia sẻ về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Đắk Lắk của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước mở địa điểm kinh doanh công ty. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn.