Đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

Khi công ty có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Bình Dương, công ty có thể lập địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh. Có nhiều đơn vị lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh vì có nhiều tính ưu việt và nhanh gọn hơn so với chi nhánh. Vậy đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Dương được quy định cụ thể như thế nào, Luật Trần và Liên danh xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Dương như sau:
1. Tại sao nên thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

Không chỉ ở Bình Dương, mà hiện nay, số lượng địa điểm kinh doanh được tăng lên mạnh vì mục đích của doanh nghiệp và lợi ích của nó mang lại, có thể kể đến như khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được:

  • Tăng cường quy mô của doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong phạm vi một tỉnh mà được mở rộng ra nhiều tỉnh khác nhau. Có thể lập nhiều địa điểm kinh doanh trong một tỉnh
  • Thủ tục tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng và chưa đầy một tuần tiến hành thủ tục, doanh nghiệp đã có địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động của mình
  • Không cần phải kê khai thuế mà chỉ đơn giản địa điểm kinh doanh hợp pháp và hồ sơ thành lập hợp lệ. bởi vậy, thuế được kê khai phụ thuộc vào doanh nghiệp và giúp địa điểm kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn
  • Được thực hiện buôn bán, kinh doanh ở nhiều tỉnh, giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp, tăng doanh thu và tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng trên thực tế!

2. Căn cứ pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

3. Địa điểm kinh doanh là gì

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, trước đây, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định địa điểm kinh doanh sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng.

“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”.

Như vậy, theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP doanh nghiệp có quyền thành lập địa điểm kinh doanh ở bất cứ đâu, trong phạm vi cùng tỉnh với trụ sở chính hoặc đặt địa điểm kinh doanh tại các tỉnh thành khác nhau.

Quy định này mở rộng quyền phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với trước đây. Cụ thể  có thể hiểu như sau:

– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở chính của công ty;

– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở chính công ty;

– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính công ty;

– Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của công ty.

Ưu điểm địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:

+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.

+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ.  Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”

+ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.

+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.

VD: Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC chuyên kinh doanh dịch vụ cung cấp đồ uống đặt trụ sở tại Bình Dương. Công ty hiện mở rất nhiều quán đồ uống trên địa bàn Tỉnh Bình Dương. Do đó, Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC  đang thực hiện hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở nên công ty cần đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Dương cho tất cả các địa chỉ của địa điểm đó.

đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

4. Thời điểm nào phải làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

­- Khi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Cùng với đó theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.

5. Những lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

5.1. Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào ?

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.

– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

– Phần tên riêng trong địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

5.2. Trụ sở địa điểm kinh doanh nên đặt ở đâu là phù hợp ?

– Không đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh không đúng chức năng như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…

– Địa chỉ địa điểm kinh doanh  phải đảm bảo công ty được phép sử dụng hợp pháp. Nếu đi thuê, mượn phải có hợp đồng thuê, mượn.

– Địa chỉ địa điểm kinh doanh phải đảm bảo ghi chi tiết cụ thể, rõ ràng. Ghi rõ số nhà ( Thôn, xóm), ngõ, phố ( Đường), phường ( Xã), Quận ( Huyện), Tỉnh ( Thành phố)

– Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Dương đảm bảo có hoạt động thực tế tại địa chỉ đó tránh tình trạng không hoạt động tại đó.

5.3. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai ?

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Tức người này phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là người có hộ khẩu hay sinh sống tại nơi đặt địa điểm kinh doanh mà có thể ở nơi khác 

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người đứng đầu chi nhánh công ty

– Trong quá trình hoạt động người đứng đầu chi nhánh có thể thay đổi từ người này sang người khác nhưng khi có sự thay đổi thì phải thực hiện thông báo tới Sở KH -Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh

5.4. Cách chọn ngành nghề của địa điểm kinh doanh 

– Khi chọn ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh  cần đăng ký những ngành nghề trong phạm vi của công ty chủ quản. Nghĩa là ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh có thể trùng với ngành nghề của công ty chủ quản hoặc ít hơn ngành nghề của công ty chủ quản.

– Nếu địa điểm kinh doanh muốn hoạt động những ngành nghề mà công ty chủ quản chưa có thì phải bổ sung nghành nghề kinh doanh của công ty trước sau đó mới đăng ký ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh  được.

– Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh thường và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

6. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

– Quy trình thực hiện:

Doanh nghiệp kê khai và gửi hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bằng hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Bình Dương nơi đặt địa điểm kinh doanh

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật Trần và Liên danh liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Dương. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139