Ngoài trụ sở chính, một công ty/doanh nghiệp có thể mở cho mình các chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong đó việc thành lập một địa điểm kinh doanh là phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi việc quản lý, hoạt động cũng như ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh dễ dàng hơn rất nhiều so với hai hình thức kia. Vậy, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Phước sẽ được tiến hành như thế nào? Cùng Công ty Luật Trần và Liên danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1.Vì sao nên thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Phước?
Bình Phước có lợi thế tuyệt vời trong việc phát triển kinh doanh đặc biệt là thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Phước:
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền nam. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thành phố Đồng Xoài. Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741. Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia. Trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.
Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía bắc của vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai
- Phía tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh
- Phía nam giáp tỉnh Bình Phước
- Phía bắc giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đắk Nông.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí không xa Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước – lại có cửa khẩu thông thương với Campuchia, Bình Phước có rất nhiều cơ hội để phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu…
2. Căn cứ pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
3. Địa điểm kinh doanh là gì
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, trước đây, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định địa điểm kinh doanh sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng.
“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”.
Quy định này mở rộng quyền phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với trước đây. Cụ thể có thể hiểu như sau:
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở chính của công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở chính công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của công ty.
Ưu điểm địa điểm kinh doanh
Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:
+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.
+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”
+ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.
+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.
Nhược điểm của địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.
VD: Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC chuyên kinh doanh dịch vụ cung cấp đồ uống đặt trụ sở tại Bình Phước. Công ty hiện mở rất nhiều quán đồ uống trên địa bàn Tỉnh Bình Phước. Do đó, Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC đang thực hiện hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở nên công ty cần đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Phước cho tất cả các địa chỉ của địa điểm đó.
đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Phước
4. Thời điểm nào phải làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Phước
- Khi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Cùng với đó theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
5. Những lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Phước
5.1. Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào ?
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.
– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
– Phần tên riêng trong địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
5.2. Trụ sở địa điểm kinh doanh nên đặt ở đâu là phù hợp ?
– Không đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh không đúng chức năng như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…
– Địa chỉ địa điểm kinh doanh phải đảm bảo công ty được phép sử dụng hợp pháp. Nếu đi thuê, mượn phải có hợp đồng thuê, mượn.
– Địa chỉ địa điểm kinh doanh phải đảm bảo ghi chi tiết cụ thể, rõ ràng. Ghi rõ số nhà ( Thôn, xóm), ngõ, phố ( Đường), phường ( Xã), Quận ( Huyện), Tỉnh ( Thành phố)
– Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Bình Phước đảm bảo có hoạt động thực tế tại địa chỉ đó tránh tình trạng không hoạt động tại đó.
5.3. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai ?
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Tức người này phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là người có hộ khẩu hay sinh sống tại nơi đặt địa điểm kinh doanh mà có thể ở nơi khác
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người đứng đầu chi nhánh công ty
– Trong quá trình hoạt động người đứng đầu chi nhánh có thể thay đổi từ người này sang người khác nhưng khi có sự thay đổi thì phải thực hiện thông báo tới Sở KH -Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh
5.4. Cách chọn ngành nghề của địa điểm kinh doanh
– Khi chọn ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh cần đăng ký những ngành nghề trong phạm vi của công ty chủ quản. Nghĩa là ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh có thể trùng với ngành nghề của công ty chủ quản hoặc ít hơn ngành nghề của công ty chủ quản.
– Nếu địa điểm kinh doanh muốn hoạt động những ngành nghề mà công ty chủ quản chưa có thì phải bổ sung nghành nghề kinh doanh của công ty trước sau đó mới đăng ký ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh được.
– Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh thường và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
6. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Phước
– Quy trình thực hiện:
Doanh nghiệp kê khai và gửi hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bằng hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Bình Phước nơi đặt địa điểm kinh doanh
Trên đây là bài viết về đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Phước của Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh chúng tôi. Nếu có thắc mắc về những vấn đề xoay quanh thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bình Phước, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.