Chấm dứt hợp đồng lao động

chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động thể hiện sự giàng buộc giữa người sử dụng lao động với người lao động. Tuy nhiên không phải người sử dụng lao động hoặc người lao động nào cũng biết đầy đủ các quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, chúng tôi xin chia sẻ một số quy định liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động để độc giả nắm được.

Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao động chấm dứt làm việc cho người sử dụng lao động do hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt, do người lao động bị sa thải, hoặc do một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là quyền được “rút chân” ra khỏi một hợp đồng đã được giao kết trước.

Về nguyên tắc, việc phá vỡ cam kết luôn không được khuyến khích, nếu như không muốn nói là bị cấm đoán.

Tuy nhiên, nếu như pháp luật hợp đồng nói chung trù liệu cho việc phá vỡ cam kết một cách chủ động chỉ trong một số trường hợp được dự kiến và bên phá vỡ cam kết luôn phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định, thì luật lao động xem việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đặc biệt là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động như một quyền quan trọng của người lao động, quan trọng không kém quyền được giao kết hợp đồng lao động.

Khi nào doanh nghiệp được chấm dứt hợp đồng lao động?

Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Hết hạn hợp đồng lao động
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật lao động.
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Như vậy, Bộ luật Lao động quy định nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để không trái luật, tránh tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp cần lưu ý một số trường hợp dễ xảy ra tranh chấp:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
  • Người lao động ốm đau, tai nạn đã điều trị liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục;

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Khi muốn chấm dứt hợp đồng với người lao động thì doanh nghiệp không chỉ phải có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật (các trường hợp nêu trên) mà còn phải đảm bảo thời gian báo trước.

Lúc này, việc chấm dứt hợp đồng mới không bị coi là trái pháp luật. Theo đó, trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp phải báo trước ít nhất:

– 45 ngày với hợp đồng không có thời hạn;

– 30 ngày với hợp đồng có thời hạn;

– 03 ngày làm việc với hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng

(với các ngành nghề đặc thù thực hiện thời hạn báo trước theo quy định của pháp luật)

Nếu tự ý chấm dứt hợp đồng và không thực hiện nghĩa vụ thông báo trước theo đúng quy định được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

chấm dứt hợp đồng lao động
chấm dứt hợp đồng lao động

Tư vấn các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Sự kiện pháp lý làm chấm dứt họp đồng lao động có thể do hành vi pháp lý của các chủ thể liên quan hoặc do sự biến pháp lý không phụ thuộc vào ý chí của con người.

Hợp đồng lao động chấm dứt do hành vi pháp lý của các chủ thể liên quan (người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước)

Hợp đồng lao động là kết quả thỏa thuận trên cơ sở thống nhất ý chí giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vì vậy, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định trong Bộ luật lao động trước hết là các trường hợp do ý chí chung của cả hai bên, như:

+ Hết hạn hợp đồng lao động

Thời hạn hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động và nó là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. Khi hết hạn hợp đồng lao động, nếu các bên không có nhu cầu tiếp tục duy trì quan hệ lao động thì có quyền chấm dứt hợp đồng.

Đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định trong tất cả các Bộ luật Lao động và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ở nước ta từ trước đến nay.

+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

Công việc người lao động phải làm cũng là một trong các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động do hai bên thống nhất khi giao kết hợp đồng lao động. Vì vậy, khi công việc theo hợp đồng lao động đã hoàn thành, cho dù hợp đồng lao động chưa hết hạn thì hợp đồng lao động cũng chấm dứt hiệu lực. Trong trường hợp này áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng với công việc xác định.

+ Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động có thể xuất hiện ở người lao động hoặc người sử dụng lao động. Bên có nhu cầu có quyền đề nghị việc chấm dứt hợp đồng lao động với bất kỳ lý do gì và nếu được bên còn lại chấp nhận thì hợp đồng lao động chấm dứt.

Bên cạnh những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí chung của hai bên, Nhà nước còn quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí đơn phương của một bên chủ thể trong quan hệ lao động, như:

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Theo Điều 35 Bộ luật Lao động), người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Theo Điều 36 Bộ luật Lao động), người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp… (Điều 42, Điều 43 Bộ luật Lao động), người sử dụng lao động sa thải người lao động theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động.

Trong một số trường hợp, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt do ý chí của Nhà nước (do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), như: Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án;

Người lao động bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; Người sử dụng lao động là cá nhân bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

+ Hợp đồng lao động chấm dứt do sự biến pháp lý

Trên thực tế có những sự biến pháp lý xảy ra làm ảnh hưởng đến quan hệ lao động của người sử dụng lao động và người lao động, như: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, người lao động chết, người sử dụng lao động là cá nhân chết…

Tuy nhiên, có những sự biến pháp lý xảy ra Nhà nước yêu cầu người sử dụng lao động phải tìm mọi biện pháp khắc phục để tiếp tục duy trì quan hệ lao động để bảo vệ việc làm, thu nhập và đời sống cho bản thân, gia đình người lao động (thiên tai, hỏa hoạn…).

Chỉ những sự biến pháp lý xảy ra làm cho quan hệ lao động không thể tiếp tục duy trì thì chúng mới trở thành sự kiện pháp lý làm chấm dứt hợp đồng lao động. Bộ luật Lao động quy định về hai sự biến pháp lý làm chấm dứt hợp đồng lao động (quan hệ lao động) là người lao động chết và người sử dụng lao động là cá nhân chết.

Người lao động và người sử dụng lao động là hai bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng lao động, khi chủ thể của hợp đồng không còn tồn tại thì đương nhiên hợp đồng lao động sẽ chấm dứt.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp trong nội dung tư vấn có nội dung chưa rõ ràng quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với công ty luật Trần và Liên danh để được tư vấn hỗ trợ.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139