Bảo hiểm xã hội là gì

bảo hiểm xã hội là gì

Chắc hẳn mỗi người đều đã từng nghe đến cụm từ “bảo hiểm xã hội là gì”. Nhắc đến bảo hiểm xã hội, chúng ta đều biết rằng đó là một trong những quyền lợi mà người lao động được hưởng. Tuy nhiên, để hiểu đúng, hiểu rõ về cụm từ này thì không phải ai cũng có thể nắm rõ. Bài viết này của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn đọc hiểu được khái niệm bảo hiểm xã hội và trả lời cho câu hỏi rằng doanh nghiệp có bắt buộc phải đóng BHXH cho người lao động hay không.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ bảo hiểm xã hội 

BHXH có hai loại:

– BHXH bắt buộc: là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– BHXH tự nguyện: là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đối với mỗi loại bảo hiểm thì sẽ có những chế độ khác nhau. Cụ thể là:

– Đối với BHXH bắt buộc: có các chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

Tuy nhiên, cần lưu ý đối với các chế độ của BHXH bắt buộc rằng không phải bất kì cá nhân nào tham gia BHXH bắt buộc đều sẽ được hưởng các chế độ như vậy. Cá nhân tham gia BHXH bắt buộc sẽ được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí hay tử tuất chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật về mỗi chế độ.

Đối với BHXH tự nguyện: bao gồm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, bảo hiểm xã hội là gì.

Quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH

Căn cứ vào khái niệm BHXH, bảo hiểm xã hội là gì, chắc hẳn mỗi cá nhân đều cảm thấy rất nhiều quyền lợi khi tham gia BHXH. Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, những quyền lợi mà người lao động được hưởng là:

– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội;

– Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc;

– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động;

– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau;

– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao đông và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH;

– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác;

– Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ BHXH;

– Khiếu nại, tố cáo về BHXH theo quy định của pháp luật.

Mức đóng BHXH bắt buộc

Mức động BHXH bắt buộc được quy định tại Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cùng với những văn bản pháp luật có liên quan. Bên canh việc đóng BHXH bắt buộc thì không thể không kể đến bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2021 quy định về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động sẽ được giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống bằng 0% quỹ lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022. Sau đây là mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN và BHYT của người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.

Đối với người lao động Việt Nam:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0%

0%

3%

8%

1%

1.5%

20%

10.5%

Tổng cộng 30.5%

Đối với người lao động nước ngoài:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

3%

0%

3%

1.5%

6%

1.5%

Tổng cộng 7.5%

Mức lương tối thiểu đóng BHXH

Căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu vùng là:

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Công việc giản đơn

    Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

Công việc giản đơn

Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

  Vùng I

   4.420.000

   4.729.400

   4.641.000

   4.965.870

   4.729.400

   5.060.458

  Vùng II

   3.920.000

   4.194.400

   4.116.000

   4.404.120

   4.194.400

   4.488.008

  Vùng III

   3.430.000

   3.670.100

   3.601.500

   3.853.605

   3.670.100

   3.927.007

 Vùng IV

   3.070.000

   3.284.900

   3.223.500

   3.449.145

   3.284.900

   3.514.843

Thêm vào đó, theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định về ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì mức lương tối thiểu đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động như sau:

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, bảo hiểm xã hội là gì, mức đóng BHXH bắt buộc sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu của từng vùng như quy định trên.

bảo hiểm xã hội là gì
bảo hiểm xã hội là gì

Trường hợp người sử dụng lao động không bắt buộc đóng BHXH cho người lao động

– Đối với trường hợp người lao động là công dân Việt Nam

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động thuộc các trường hợp sau sẽ phải đóng BHXH:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Với quy định trên, chúng ta có thể hiểu rằng người lao động là công dân Việt Nam sẽ không phải đóng BHXH khi người lao động ký kết với người sử dụng lao động các hợp đồng sau:

– Hợp đồng lao động dưới 01 tháng.

– Hợp đồng thử việc: Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thử việc chỉ áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Đồng thời, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

– Hợp đồng khoán việc, hợp đồng công tác viên: Đây là các loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, được xác định là loại hợp đồng dịch vụ. Do đó, người lao động làm việc theo các loại hợp đồng này không phải đóng BHXH bắt buộc…

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

thì khi người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không đóng BHXH của tháng đó.

– Đối với trường hợp người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Bên cạnh trường hợp người lao động là công dân Việt Nam, pháp luật cũng quy định trường hợp người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội nếu có đủ các điều kiện sau:

Có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Có hợp đồng lao động không thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Vậy thì, có trường hợp nào mà người sử dụng lao động không bắt buộc phải đóng BHXH cho người lao động là công dân nước ngoài hay không?

Theo khoản 1 Điều luật trên, những người sau đây dù đáp ứng các điều kiện nói trên nhưng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (đồng nghĩa rằng người sử dụng lao động không phải đóng BHXH) đó là:

– Lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.

– Lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định:

Nam: Từ đủ 60 tuổi 03 tháng nếu nghỉ hưu trong năm 2021.

Nữ: Từ đủ 55 tuổi 04 tháng nếu nghỉ hưu trong năm 2021.

Mức đóng BHXH và tiền lương căn cứ để đóng BHXH cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được quy định cụ thể tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bảo hiểm xã hội là gì.

Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật lao động năm 2019;

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 quy định về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;

– Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;

– Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Trên đây là bài viết bảo hiểm xã hội là gì của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139