Hành vi xâm phạm quyền đối nhãn hiệu, thương hiệu được hiểu là việc thiết kế, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tàng trữ, chào hàng, mua bán hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu.
Theo đó, không chỉ hành vi mua bán hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu mà cả những hành vi khác như thiết kế, tàng trữ, mua bán, sản xuất tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu cũng sẽ bị coi là hành vi vi phạm nhãn hiệu và tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Một số điều khoản xử lý vi phạm nhãn hiệu được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CPngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như sau:
Cách xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Doanh nghiệp A đã được cấp văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu (VD: Lohipopp), nhưng bị đối thủ canh tranh đưa ra nhiều phiên bản khác nhau gây nhập lẫn như Lolipop… Vậy, cần làm gì để xử lý hành vi này ?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì nhãn hiệu của Doanh nghiệp A đã dược cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, nhãn hiệu này được bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm. Doanh nghiệp B sử dụng nhãn hiệu Lohipopp có dấu hiệu gây nhầm lẫn, tương tự với nhãn hiệu Lolipop của doanh nghiêp A. Để xác định nhãn hiệu Lohipopp có được xem là nhãn hiệu gây nhầm lẫn, tương tự với nhãn hiệu Lolipop, chúng ta cần phải so sánh về mặt cấu trúc, nội dung, cách phát âm của hai nhãn hiệu này.
+ Cấu trúc: Nhãn hiệu Lohipopp trùng với nhãn hiệu Lolipop 6/8 chứ cái, hai nhãn hiệu đều có 3 âm tiết.
+ Nội dung: Lolipopp và Lohipop cũng có sự tương tự về nội dung.
+ Ý nghĩa, hình thức thể hiện: Hình ảnh mà doanh nghiệp A sử dụng là quả bóng bay màu xanh, và doanh nghiệp B cũng sử dụng hình ảnh quả bóng bay y như thế nhưng màu đỏ. Như vậy, về hình thức thể hiện hai nhãn hiệu này có sự tương tự.
Hơn nữa, hai doanh nghiêp này sử dụng hai nhãn hiệu cùng kinh doanh keo cao su.
Như vậy, nhãn hiệu mà doanh nghiệp B sử dụng có dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mà doanh nghiệp A đang sử dụng. Hơn nữa, hai doanh nghiêp này sử dụng hai nhãn hiệu cùng kinh doanh keo cao su. Do đó, doanh nghiệp B đã có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:
“Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;”
Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bị xử phạt như thế nào ?
Thưa Luật sư. Nhãn hiệu của công ty cổ phần máy biến thế Việt Nam và công ty TNHH ABB trực thuộc tập đoàn ABB Thụy Sĩ có phải bị tương tự/trùng theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ không ạ? Và nếu bị trùng như vậy thì có cách nào để hạn chế tối thiểu hậu quả mà công ty vi phạm phải chịu không ạ?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý công ty. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điểm g khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;…”
Nhãn hiệu công ty cổ phần máy biến thế Việt Nam và công ty TNHH ABB trực thuộc tập đoàn ABB Thụy Sỹ đều là “ABB”, nhãn hiệu này đã được công ty TNHH ABB trực thuộc tập đoàn ABB Thụy Sỹ sử dụng và thừa nhận rộng rãi từ trước ngày công ty cổ phần máy biến thế Việt Nam nộp đơn do đó khi công ty cổ phần máy biến thế Việt Nam sử dụng nhãn hiệu ABB đã gây nhầm lẫn cho người khác.
Trong trường hợp này, công ty biến thế Việt Nam đã sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của công ty TNHH ABB trực thuộc tập đoàn ABB Thụy Sỹ. Công ty vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, cụ thể Khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định:
“…15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa…”
Phân biệt hành vi giả mạo hàng hóa và xâm phạm nhãn hiệu?
Luật Sở hữu trí tuệ xác định, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ sử dụng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý).
Như vậy, để kết luận một sản phẩm, hàng hoá nào đó là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) thì phải đồng thời đáp ứng hai điều kiện: 1 – Nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ và 2 – Mặt hàng gắn nhãn hiệu, dấu hiệu đó trùng với mặt hàng mà chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) gắn nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ. Nói cách khác, để có thể kết luận hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) cần phải có mặt hàng thật cùng loại để so sánh.
Luật SHTT, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật và Nghị định số 106 xử phạt vi phạm hành chính về SHCN đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN chỉ bị xử phạt hành chính khi tổ chức, cá nhân có hành vi đó không chấm dứt trong thời hạn hợp lý, mặc dù chủ sở hữu quyền đã cảnh báo, yêu cầu (khoản 2 Điều 211 Luật SHTT). Trong trường hợp này, đại diện SHTT của Công ty Yamaha chưa có hành động cảnh báo, đưa ra thời hạn hợp lý để các cơ sở đó chấm dứt hành vi buôn bán. Vì vậy chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định để có thể xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vận chuyển, buôn bán số micro này.
Yếu tố nào được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,cá nhân khác nhau , nhãn hiệu ra đời nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với các sản phẩm của mình. Hiện nay, có rất nhiều hành vi gây nhầm lẫn nhãn hiệu này đối với nhãn hiệu kia, hoặc các hành vi nhái lại, gây nhầm lẫn nhãn hiệu. Trong bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ sẽ giúp mọi người hiểu rõ như thế nào được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Những yếu tố được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Căn cứ vào Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 ,Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ :
Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn vớinhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chấthoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện như trên;
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện trên hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về xử lý vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.