Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, hiện nay nước ta đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa; khiến cho pháp luật trở thành lối sống thịnh hành trong xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật hiện nay có nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào tiêu chí phân loại và mục đích sử dụng. Cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về vấn đề “văn bản quy phạm pl gồm có mấy loại?” rõ hơn qua bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2020
Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại?
Căn cứ theo điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm 26 loại văn bản quy phạm pháp luật. Sau đây là cách phân loại văn bản quy phạm pháp luật căn cứ vào cơ quan ban hành:
– Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Bộ luật, luật, Nghị quyết.
– Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành : Pháp lệnh, Nghị quyết; Nghị quyết liên tịch với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Chủ tịch nước ban hành: Lệnh, Quyết định.
– Chính phủ ban hành: Nghị định, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ; với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Thủ tướng Chính phủ ban hành: Quyết định.
– Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Nghị quyết.
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.
– Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.
– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành: Thông tư.
– Chánh an Tòa án nhân dân tối cao; và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao: thông tư liên tịch.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư liên tịch.
– Tổng kiểm toán nhà nước ban hành: Quyết định.
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã ban hành: Nghị quyết.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện xã ban hành Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật.
– Văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Như vậy, căn cứ vào cơ quan ban hành; thì có các loại văn bản quy phạm pháp luật nêu trên. Việc phân loại văn bản quy phạm pháp luật tạo nên tính thống nhất pháp luật trên cả nước. Nhờ đó, mỗi cơ quan tránh dùng sai loại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan khác; dẫn đến hậu quả là huỷ văn bản và ban hành lại.
Có những loại văn bản pháp luật nào?
Khác với văn bản quy phạm pháp luật; văn bản pháp luật là khái niệm bao trùm cả văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản pháp luật gồm: Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản áp dụng pháp luật.
– Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; chứa đựng những quy tắc xử sự chung; được sử dụng nhiều lần lặp đi lặp lại trên thực tế mang tính bắt buộc; và đảm bảo bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những quy tắc xử sự chung; và được thể chế hóa thành pháp luật phù hợp với ý chí nhà nước; nguyện vọng của nhân dân.
Ví dụ: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc Hội; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,…
– Văn bản áp dụng pháp luật: Văn bản này vẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; nhưng ngược lại với văn bản quy phạm; là chỉ áp dụng vào một trường hợp trên thực tế nhất định. Và Pháp luật Việt Nam cũng quy định từng trường hợp nào; thì được ra văn bản áp dụng pháp luật tương ứng. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ áp dụng đối với một cá nhân, tổ chức; khu vực nhất định tuỳ vào từng trường hợp nhất định.
Ví dụ: Quyết định trao tặng bằng khen cho Đơn vị A; Quyết định bãi nhiệm Ông B đang giữ chức vụ…
Căn cứ vào mục đích ban hành thì cơ quan; hay người có thẩm quyền trong cơ quan; sẽ lựa chọn văn bản pháp luật ban hành cho phù hợp với thẩm quyền; trường hợp cụ thể trong thực tế. Trên thực tế, có nhiều cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành sai thẩm quyền; sai loại văn bản pháp luật dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến quyền; lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.
Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật; có tính bắt buộc chung, phổ biến trên phạm vi cả nước. Do vậy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020.
Bước 1: Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)
Các trường hợp phải lập đề nghị xây dựng VBQPPL bao gồm: Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc Hội, Nghị định của Chính Phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Việc lập đề nghị xây dựng VBQPPL được tiến hành sau đây:
– Xây dựng nội dung chính sách, đánh giá tác động của chính sách thuộc về Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp được đại biểu Quốc hội đề nghị hỗ trợ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
– Thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL: Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
– Thông qua đề nghị xây dựng VBQPPL; Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng theo trình tự nhất định.
Bước 2: Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL.
– Cơ quan soạn thảo: Bộ Tư pháp có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì soạn thảo.
– Bộ Tư pháp và sở tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp các đề xuất để lập danh mục văn bản quy định chi tiết, xem xét, quyết định danh mục văn bản quy định chi tiết.
– Thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL do Bộ tư pháp, tổ chức pháp chế, Sở tư pháp, Phòng tư pháp thực hiện.
Bước 3: Công báo và niêm yết VBQPPL.
Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quản lý Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
– Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in cấp tỉnh và quản lý Công báo điện tử cấp tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành.
Câu hỏi thường gặp
Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; chứa đựng những quy tắc xử sự chung; được sử dụng nhiều lần lặp đi lặp lại trên thực tế mang tính bắt buộc; và đảm bảo bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những quy tắc xử sự chung; và được thể chế hóa thành pháp luật phù hợp với ý chí nhà nước; nguyện vọng của nhân dân.
Văn bản bản pháp luật là gì?
Khác với văn bản quy phạm pháp luật; văn bản pháp luật là khái niệm bao trùm cả văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản pháp luật gồm: Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản áp dụng pháp luật.
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần phải đảm bảo các nguyên tắc:
– Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
– Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
– Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
– Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hàng năm có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm thay thế những văn bản quy phạm pl gồm luật cũ, không còn hiệu lực và không phù hợp với thực tế đời sống xã hội nữa. Tùy thuộc vào phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản pháp luật mà có đối tượng điều chỉnh là các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác nhau có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp từ khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và bắt đầu có hiệu lực.