Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là gì?

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Công thức tính ICOR

ICOR= V1/ (GDP1– GDF0)

ICOR: Incremental Capital Output Ratio: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

V1 =  Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của năm nghiên cứu ( ví dụ năm 2017)

GDP1: GDP của năm nghiên cứu ( ví dụ năm 2017)

GDP0: GDP của năm liền kề trước đó ( Ví dụ năm 2016)

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội là gì?

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội là toàn bộ tiền vốn bỏ ra để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần toàn xã hội trong một thời kỳ (ở đây tính theo năm)

Nội hàm của vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội gồm các nội dung sau:

a) Vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định là chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, gồm vốn đầu tư xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định (tức là những chi phí bằng tiền để tạo mới, mở rộng, xây dựng lại, khôi phục hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định của nền kinh tế). Toàn bộ chi phí cho việc thăm dò, khảo sát thiết kế và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc thiết bị cũng được tính vào khoản mục này, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

b) Vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động là chi phí duy trì và phát triển sản xuất gồm vốn đầu tư mua nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản. Đây là khoản vốn lưu động được bổ sung trong kỳ nghiên cứu.

c) Vốn đầu tư thực hiện khác gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố là tăng tài sản cố định, tài sản lưu động còn yếu tố tăng nguồn lực khác như: nâng cao dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác như chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình; Chương trình bảo vệ động vật quý hiếm; Chương trình phổ cập giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; Chương trình xóa đói giảm nghèo v.v…

Trên phạm vi quốc gia, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội không gồm những khoản đầu tư có tính chất chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu giữa các cá nhân, hộ dân cư, các doanh nghiệp, tổ chức… nhưng không làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động của toàn bộ nền kinh tế trong phạm vi cả nước, như: chuyển nhượng đất đai, nhà ở, cửa hàng, thiết bị máy móc và các tài sản cố định khác đã qua sử dụng.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội được phân tổ theo nguồn vốn đầu tư, khoản mục đầu tư, loại hình kinh tế, ngành kinh tế, tỉnh/thành phố Trung ương được đầu tư.

Chia theo nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách Nhà nước: là khoản chi của ngân sách nhà nước để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để bố trí cho các dự án hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được thuộc các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và vốn đầu tư từ ngân sách địa phương.

Các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước lấy từ các khoản phí, lệ phí, quảng cáo, xổ số kiến thiết, quỹ đất… để đầu tư cũng được tính là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

+ Vốn trái phiếu Chính phủ: là nguồn vốn đầu tư từ loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành để huy động vốn đầu tư cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.

Ở địa phương, có vốn trái phiếu chính quyền địa phương là nguồn vốn đầu tư từ loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành nhằm huy động vốn đầu tư cho công trình dự án đầu tư của địa phương.

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: là vốn đầu tư cho những dự án đầu tư mà chủ đầu tư có thể vay vốn hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của nhà nước, các vùng khó khăn nhà nước khuyến khích đầu tư bảo đảm có hiệu quả kinh tế – xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay,  xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

Các dự án đầu tư được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là các dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định hiện hành quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.

+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ là nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với các nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.

Vốn ODA gồm ODA viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay.

Vốn vay ưu đãi là hình thức cung cấp vốn vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của ODA vốn vay.

Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi do Chính phủ Việt Nam vay để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước được tính là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phần vốn nước ngoài.

+ Vốn vay gồm vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác: Đây là khoản tiền mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là gì?
tổng vốn đầu tư toàn xã hội là gì?

+ Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư: được hình thành từ lợi nhuận, trích ra để đầu tư; từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản cố định, từ các quỹ, huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh…

+ Vốn khác: là nguồn vốn đóng góp tự nguyện, cho, biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, là nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên.

Chia theo khoản mục đầu tư:

Vốn đầu tư được chia thành:

  • Đầu tư xây dựng cơ bản
  • Mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản
  • Sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định
  • Bổ sung vốn lưu động bằng nguồn vốn tự có
  • Đầu tư khác.

Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất, mặc dù không gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất; tiền thuê đất hoặc mua quyền sử dụng đất.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: chi phí khảo sát, quy hoạch; chi phí chuẩn bị đầu tư và thiết kế; chi phí xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác ghi trong tổng dự toán.

Tùy theo mục đích nghiên cứu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. Cùng với những phân tổ theo ngành kinh tế, theo tỉnh/thành phố (theo địa bàn), thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn được phân theo yếu tố cấu thành với 3 nhóm chính:

+ Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị (vốn xây lắp): là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của công trình gồm chi phí xây dựng công trình, chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị vào vị trí công trình, chi phí hoàn thiện công trình.

+ Vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị (vốn thiết bị): là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc mua sắm máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ, gia súc đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định hiện hành, gồm: giá trị thiết bị, máy móc, dụng cụ, khí cụ, gia súc được coi là tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bảo quản, gia công, kiểm tra máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ trước khi đưa vào lắp đặt. Vốn thiết bị gồm cả giá trị mua sắm thiết bị máy móc cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp đặt.

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác: là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản không thuộc vốn xây lắp và vốn thiết bị, gồm: chi phí tư vấn, đầu tư khảo sát, thiết kế, chi quản lý, chi giải phóng mặt bằng, chi đào tạo lao động tiếp nhận và vận hành công trình, các khoản chi khác.

Chia theo loại hình kinh tế, vốn đầu tư chia thành 3 loại hình kinh tế:

+ Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước;

+ Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước;

+ Vốn đầu tư cho khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chia theo ngành kinh tế:

Vốn đầu tư được chia theo các ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC).

Chia theo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Phân tổ chủ yếu

a) Kỳ tháng phân tổ theo cấp quản lý (cấp Trung ương và cấp địa phương).

b) Kỳ quý phân tổ theo loại hình kinh tế.

c) Kỳ năm phân tổ theo:

– Nguồn vốn đầu tư;

– Khoản mục đầu tư;

– Ngành kinh tế;

– Loại hình kinh tế;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn số liệu

– Điều tra vốn đầu tư thực hiện

– Điều tra doanh nghiệp

– Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp

– Dữ liệu hành chính

– Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

Kỳ công bố

Tháng, quý, năm.

Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Tổng cục Thống kê

– Phối hợp: Bộ Tài chính.

Vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm

Vốn đầu tư toàn xã hội 2017

Theo “Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2017” từ Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trong năm theo giá hiện hành ước tính đạt 1,67 triệu tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2016 và bằng 33,3% GDP.

Cụ thể, vốn đầu tư khu vực Nhà nước đạt 594.900 tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7%, khu vực ngoài Nhà nước đạt 676.300 tỷ đồng, chiếm 40,5% và tăng 16,8% và khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 396.200 tỷ đồng, chiếm 23,8% và tăng 12,8% so với năm 2016.

Báo cáo cho thấy, tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện trong năm ước tính 290.500 tỷ đồng, vốn trung ương quản lý đạt 64.400 tỷ đồng và vốn địa phương quản lý là 226.100 tỷ đồng, tương ứng bằng 94,4%, 91,1% và bằng 95,4% kế hoạch năm,  Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

Bên cạnh đó, khu vực đầu tư nước ngoài (tính đến thời điểm 20/12), tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 29,7 tỷ USD, tăng 44,2%, vốn thực hiện ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016.

Ngoài ra, khối ngoại còn góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 6,2 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2016.

Vốn đầu tư toàn xã hội 2018

  • Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,08%.
  • Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 11,4%.
  • Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 13,8%.
  • Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tăng 11,5%.
  • Xuất siêu 7,2 tỷ USD.
  • Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân 3,54%.
  • Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 33,5% GDP.
  • Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,2%.
  • Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2%, trong đó khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55%.
  • Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều ước tính 6,8%.

Năm 2019, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2019 đạt mức tăng 10,2% so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,3%, với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay (46%).

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý IV/2019 theo giá hiện hành ước tính đạt 669,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực Nhà nước tăng 2,3%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 6,7%.

Ước tính năm 2019, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm trước và bằng 33,9% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 634,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 31% tổng vốn và tăng 2,6% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 942,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% và tăng 17,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 469,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 23% và tăng 7,9%.

Vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng 2020 tăng 4,8%, dựa chính vào khu vực Nhà nước

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 29/9, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2020 theo giá hiện hành tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tính chung 9 tháng năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 1.445.400 tỷ đồng và bằng 34,7% GDP. Trong quý III/2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 597.200 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

trên đây là bài viết về tổng vốn đầu tư toàn xã hội là gì? Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với  Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139