Chi phí đăng ký logo thương hiệu

chi phí đăng ký logo thương hiệu

Chi phí là một trong những yếu tố chi phối quyết định của khách hàng khi đăng ký logo độc quyền. Có nhiều trường hợp, khách hàng sẵn sàng từ chối quyền được pháp luật bảo hộ đối với logo, nhãn hiệu chỉ vì cho rằng chi phí đó quá đắt. Cho nên, bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về chi phí khi thực hiện thủ tục này để Quý khách hàng tham khảo.

Khoản chi phí đăng ký logo thương hiệu là khoản chi phí mà chủ sở hữu cần nộp cho cơ quan nhà nước cùng thời điểm nộp hồ sơ để làm căn cứ để Cục sở hữu trí tuệ xem xét thẩm định đơn đăng ký cho chủ sở hữu (đây còn gọi là lệ phí Nhà nước). Trong trường hợp chủ sở hữu không tự mình nộp đơn mà sử dụng dịch vụ đăng ký của các đơn vị cung cấp dịch vụ thì chi phí đăng ký logo độc quyền sẽ bao gồm 02 khoản cơ bản: là lệ phí Nhà nước và phí dịch vụ cho đơn vị triển khai dịch vụ. 

Các yếu tố quyết định chi phí đăng ký logo thương hiệu

Việc đăng ký logo hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào 03 tiêu chí sau đây:

–  Số lượng logo đăng ký;

–  Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký logo;

–  Tự nộp đơn đăng ký hay sử dụng dịch vụ đăng ký;

Tổng hợp lại, chi phí đăng ký logo thương hiệu được chia thành 02 loại chi phí bao gồm: Chi phí chính thức (phí nhà nước) nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và chi phí của tổ chức đại diện thay mặt chủ sở hữu nộp đơn đăng ký logo.

Bảng lệ phí Nhà nước – chi phí đăng ký logo thương hiệu mới nhất

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì lệ phí Nhà nước được quy định theo mức như sau: 

STT Các khoản phí, lệ phí đăng ký logo Lệ phí (đồng)
01 Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 180.000
Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi  30.000
02 Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi đơn (nếu có yêu cầu) 600.000
03 Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 300.000
– Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 60.000
04 Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 60.000
 – Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 24.000
05 Lệ phí công bố đơn 120.000
06 Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký logo 120.000
07 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng đăng ký logo 120.000
08 Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký logo 120.000

Thông thường, chi phí cho việc đăng ký logo với 01 logo/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ/tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ: 1.000.000 VNĐ (phí nộp đơn đăng ký) + 360.000 VNĐ (phí cấp giấy chứng nhận đăng ký logo) = 1.360.000 VNĐ.

Lưu ý:

Trên đây là chi phí đăng ký logo thương hiệu cho một đơn với một nhóm ngành nghề. Trong các trường hợp cần thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hay chuyển nhượng đơn, Chủ sở hữu phải nộp thêm lệ phí.

Trường hợp chủ đơn nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ sẽ trả thêm phí dịch vụ riêng!

chi phí đăng ký logo thương hiệu
chi phí đăng ký logo thương hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:

Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thời hạn công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng

Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.

Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.

Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:

– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);

– Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);

– Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);

– Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);

– Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Mất quyền đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.

Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu

Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép

Theo điểm c, khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cũng theo khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý gồm (1) khởi kiện tại tòa án nhân dân (2) xử phạt vi phạm hành chính.

Ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh

Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường chủ sở hữu nhãn hiệu phải đầu tư rất nhiều về tiền và nhân lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến nguy cơ người khác sử dụng nhãn hiệu đó sản xuất cho ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh của mình.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật Trần và Liên Danh

Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng;

Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;

Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Quý khách có thể tham khảo một số câu hỏi đáp nhanh liên quan đến đăng ký thương hiệu sau đây:

Tôi thấy có nhiều công ty báo giá đăng ký thương hiệu độc quyền rất rẻ, tôi có nên chọn dịch vụ Đăng ký thương hiệu giá rẻ không?

Trả lời: Hiện nay có nhiều công ty cung cấp dịch vụ đăng ký giá rẻ cho doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu đăng ký. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên khách hàng cần tìm hiểu thật rõ ràng các gói dịch vụ đăng ký thương hiệu giá rẻ bởi thông thường các gói dịch vụ giá rẻ sẽ bị bớt đi một số công việc trong qui trình đăng ký thương hiệu.

Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu ở đâu? Các hình thức nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền?

Trả lời: Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được nộp tại Cục SHTT hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục SHTT có địa chỉ tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Hồ sơ đăng ký có thể nộp bằng hình thức (i) nộp trực tiếp tại Cục SHTT (ii) nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến (iii) nộp qua đường bưu điện tới Cục SHTT.

Trên đây là một số nội dung mới nhất về chi phí đăng ký logo thương hiệu , chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mới nhất Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139