Khái niệm về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài đã hình thành từ lâu trong tư pháp quốc tế, có thể hiểu đó là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của nước mình.
Sau khi bản án, quyết định của nước ngoài đó đã được xem xét và công nhận tính hiệu lực, nó sẽ được đảm bảo cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ của nước đã công nhận. Thủ tục đặc biệt này nhằm đảm bảo giải quyết các xung đột về quyền tài phán và đảm bảo tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia.
Quy định chung về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài
Công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam là việc thừa nhận và cho phép thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự… của Tòa án nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định.
Tòa án Việt Nam chỉ xem xét để công nhận, cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân Sự của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau:
1) Bản án, quyết định của tòa án nước mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đầ này;
2) Bản án, quyết định được pháp luật Việt Nam công nhận, cho thi hành.
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận, cho thi hành.
Ngoài các nguyên tắc trên, Tòa án Việt Nam chỉ công nhận, cho thi hành tại Việt Nam những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau khi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành với điều kiện là người phải thi hành cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam hoặc có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam.
Trong tố tụng dân sự quốc tế, sau khi xét xử, bản án do toà án quốc gia nào tuyên sẽ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó, do đó, để một bản án, quyết định dân sự của toà án một nước tuyên có hiệu lực và được thi hành ở một nước khác thì bản án, quyết định đó phải thông qua một thủ tục tố tụng đặc thù (còn gọi là thủ tục công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài) tại hệ thống toà án nước được yêu cầu.
Thủ tục công nhận cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được quy định tại phần thứ bảy Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (từ Điều 423 đến Điều 463).
Khái niệm bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài
Do pháp luật các nước quy định không thống nhất về khái niệm bản án, quyết định dân sự nên việc xác định đối tượng bản án, quyết định dân sự do toà án nước ngoài tuyên là cần thiết đối với toà án nước được yêu cầu công nhận.
Bản chất của vấn đề công nhận hiệu lực bản án, quyết định của toà án nước ngoài là toà án không tiến hành xét xử lại vụ án nhằm đảm bảo để nội dung bản án, quyết định không bị thay đổi.
Nói cách khác, toà án Việt Nam, khi đã công nhận cho thi hành sẽ không xem xét lại nội dung hoặc tính đúng đắn của bản án, quyết định cũng như quy định pháp luật đã được viện dẫn áp dụng đối với bản án, quyết định đó.
Toà án công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài chỉ xem xét các điều kiện về hình thức như xem xét về thẩm quyền xét xử của toà án nước ngoài, trình tự thủ tục giải quyết, việc thực hiện quyền bảo vệ lợi ích của các bên trước toà…
Tuy nhiên, pháp luật hầu hết các nước đều cho phép toà án khi xem xét công nhận bản án của toà án nước ngoài có quyền xem xét về nội dung bản án của toà án nước ngoài, trong trường hợp cho rằng việc công nhận có hậu quả trái trật tự công, hoặc các nguyên tắc cơ bản, đạo đức, thuần phong mỹ tục của nước có toà án công nhận.
Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được toà án Việt Nam công nhận cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài không được toà án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam, trừ trường họp đương nhiên được công nhận (Điều 427 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Theo quy định hiện hành, việc công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài sẽ tuân theo pháp luật của nước được yêu cầu công nhận cho thi hành (Điều 19 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Trung Quốc; Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Pháp…).
Công nhận bản án, quyết định dân sự theo quy định của điều ước quốc tế
Pháp luật mỗi nước luôn đưa ra các điều kiện, tiêu chí khác nhau để xem xét điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
– Vụ kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của bên ký kết nơi quyết định cần được công nhận và thi hành theo quy định của hiệp định này hoặc trong trường hợp hiệp định này không quy định thì theo pháp luật của bên ký kết đó;
– Các bên đương sự không bị tước khả năng bảo vệ quyền lợi của mình, còn trong trường hợp hạn chế năng lực hành vi, thì không bị tước quyền được có đại diện, kể cả đối với bên không tham gia tố tụng thì đã được triệu tập kịp thời và hợp lệ;
– Về cùng vụ kiện giữa các bên đương sự đó, chưa có bản án, quyết định nào đã có hiệu lực pháp luật của toà án của bên ký kết nơi quyết định cần được công nhận và thi hành hoặc trước đó các bên đương sự chưa khởi kiện vụ án này trước toà án của bên ký kết nơi quyết định cần được công nhận và thi hành;
– Chưa có bản án, quyết định nào của toà án của nước thứ ba về cùng vụ kiện giữa chính các bên đương sự đó được công nhận và thi hành trên lãnh thổ của bên ký kết nơi quyết định cần được thi hành;
– Nếu khi xét xử vụ kiện mà phải áp dụng luật của bên ký kết kia và toà án đã áp dụng luật của bên ký kết đó hoặc nếu toà án áp dụng luật của nước mình đối với vụ kiện, thì về căn bản luật đã được áp dụng không khác so với luật của bên ký kết kia.
Thủ tục công nhận
Hầu hết các hiệp định đều quy định sau khi bản án, quyết định được toà án một nước xét xử sẽ được công nhận hiệu lực ngay mà đơn xin công nhận và thi hành quyết định có thể được chuyển trực tiếp cho toà án có thẩm quyền của bên ký kết nơi quyết định cần được công nhận và thi hành, hoặc thông qua toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ kiện đó. Kèm theo đơn xin công nhận và thi hành phải có:
– Quyết định hoặc bản sao quyết định đã được chứng thực, trong đó có xác nhận rằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật và cần được thi hành.
nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên điều ước quốc tế không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam (Điều 431 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Về thẩm quyền của toà án giải quyết việc công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, hiện cũng được xác định theo các nguyên tắc xác định thẩm quyền của Bộ luật tố tụng dân sự.
Toà án có thẩm quyền công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài là toà án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, nơi làm việc (đối với cá nhân), nơi có trụ sở chính (đối với pháp nhân), hoặc nơi có tài sản theo các quy định tại khoản 1 (b) Điều 37, khoản 2 (d) Điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trình tự thủ tục công nhận
Đương sự có quyền gửi đơn yêu cầu là người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan cũng có thể gửi đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài. Thủ tục yêu cầu công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được thực hiện như sau:
Thứ nhất, trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài có hiệu lực pháp luật người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam (Điều 432 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho toà án có thẩm quyền.
Thứ hai, toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho các bên liên quan trong thời hạn 05 ngày và chuẩn bị mở phiên họp xét đơn (Điều 436 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một hội đồng gồm ba thẩm phán, hội Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì cần tôn họng các quy định của Hiệp định và phải công nhận bản án theo quy định của điều ước quốc tế.
– Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định pháp luật của nước có toà án đã ra bản án, quyết định đó.
Đây là một trong các điều kiện tiên quyết và cần thiết để toà án Việt Nam công nhận cho thi hành tại Việt Nam, nếu những bản án do toà án nước ngoài tuyên nhưng chưa có hiệu lực mà đương sự đã yêu cầu toà án Việt Nam công nhận, thì toà án Việt Nam sẽ không công nhận, về mặt thủ tục, đương sự khi yêu cầu toà án Việt Nam công nhận và thi hành phải gửi bản án, quyết định đã có xác nhận là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo luật nơi xét xử.
– Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên toà của toà án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của toà án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có toà án nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.
Một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hầu hết các nước là “quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ” của mọi chủ thể trước các cơ quan tài phán phải được đảm bảo.
Không thể có các hạn chế, hoặc tước đi quyền của đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình kể cả tại các cơ quan tài phán nước ngoài.
Vì vậy, nếu bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài vi phạm nguyên tắc này thì có thể coi là căn cứ để toà án Việt Nam không công nhận hiệu lực bản án, quyết định đó trên lãnh thổ Việt Nam.
– Toà án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó.
Đây là những trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt Nam, do tính chất đặc biệt của loại vụ việc có liên quan mật thiết với cơ quan tài phán Việt Nam ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Công khi không đảm bảo quyền về tố tụng cho đương sự, xét xử không công bằng, vi phạm nguyên tắc bình đẳng, thậm chí dung túng cho hành vi lẩn tránh pháp luật… đều có thể không được công nhận hiệu lực tại nước yêu cầu.
– Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước có toà án đã ra bản án, quyết định.
Đây cũng là một trong những điều kiện liên quan đến hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, chưa có hiệu lực tại nước xét xử thì không thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Khảng cáo, kháng nghị đổi với quyết định của toà án
Đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định của toà án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự cùa toà án nước ngoài, để yêu cầu toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại theo quy định tại Điều 442, Điều 443 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài tại Việt Nam
Pháp luật Việt Nam cũng cho phép một trong các bên đương sự có quyền gửi đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài nếu xét thấy quyền lợi của mình bị vi phạm, không được đảm bảo và yêu cầu toà án Việt Nam xem xét tính đúng đắn của bản án do toà án nước ngoài tuyên.
Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được quy định tại các điều từ Điều 444 đến Điều 446 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài
Về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được toà án Việt Nam công nhận cho thi hành theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về chủ thể nộp đơn yêu cầu
Pháp luật Việt Nam hiện hành đề cập việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài bằng chế định “yêu cầu công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài”. Điều này cho thấy, tòa án Việt Nam chỉ thừa nhận giá trị pháp lý và thực thi bản án, quyết định dân sự do tòa án nước ngoài tuyên nếu có yêu cầu.
Tuy nhiên, khi quy định về chủ thể có quyền yêu cầu công nhận cho thi hành bản án, quyết định tại Điều 425 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì nhà làm luật chỉ cho phép người được thi hành bản án, quyết định được nộp đơn yêu cầu.
Tức là nếu người phải thi hành, vì một lý do nào đó, mong muốn và có yêu cầu được công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự này tại Việt Nam thì chỉ có cách tự nguyện thi hành mà không có cơ sở pháp lý điều chỉnh.
Lý do từ chối công nhận và cho thi hành
Tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài vì tòa án nước ngoài không có thẩm quyền xét xử
Lý do tòa án Việt Nam không thừa nhận giá trị pháp lý và từ chối cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài vì cho rằng tòa án nước ngoài không có thẩm quyền là lý do mới được đưa vào Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Có nhiều nhà nghiên cứu không đồng tình với lập luận này, cho rằng thẩm quyền của tòa án nước ngoài sẽ không phụ thuộc vào quan điểm của nhà làm luật Việt Nam.
Người viết đồng tình với quan điểm này, tức là tòa án Việt Nam có quyền cho rằng tòa án nước ngoài không đủ quyền hạn và chức năng giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam chiếu theo Điều 439 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, từ đó không công nhận cho thi hành các bản án và quyết định dân sự được tuyên ra.
Bên cạnh đó, người viết cũng chưa đồng tình với khoản 2 Điều 440 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Quan điểm đưa ra tại điều khoản này mang tính chủ quyền và sự thể hiện ý chí mạnh mẽ của nhà làm luật, đồng thời muốn bảo vệ đương sự nhưng sự hợp lý chưa ở mức tối đa. Nếu như đương sự có ý kiến phản đối thẩm quyền của tòa án nước ngoài thì việc này cũng là một vết tì khiến bản án, quyết định dân sự đó có thể không được công nhận tại Việt Nam.
Một khi đã cân nhắc đến việc đương sự phản đối thẩm quyền của tòa án ước ngoài làm căn cứ không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự thì sự phản đối đó phải có căn cứ pháp lý, cần đề cập vấn đề này khi xem xét rằng tòa án nước ngoài có thẩm quyền hay không.
Tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành vì việc công nhận và cho thi hành trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Mặc dù đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn để công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài như tính hiệu lực, sự đảm bảo trong tố tụng, sự cần thiết phải công nhận và cho thi hành nhưng tiêu chuẩn cuối cùng và quan trọng nhất được nhà làm luật Việt Nam xem trọng là việc công nhận và cho thực thi bản án, quyết định dân sự đó có trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không, chỉ cần việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự này trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì cho dù có đáp ứng hoàn mỹ các tiêu chí khác cũng bị khước từ.
Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng dân sự của Việt Nam sử dùng cụm từ “việc công nhận và cho thi hành” về bản chất, việc công nhận và cho thi hành này là công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam, mà nếu là công việc nội bộ, do chính cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam đảm trách thì không thể trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Do vậy, người viết cho rằng, trong tình huống này, vế đầu của khoản 8 Điều 439 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015 nên sửa đổi theo hướng “Hậu quả của việc công nhận và cho thì hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài…” hoặc “ Sự thừa nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài….” .
Tiếp tục nói đến vế sau của khoản 8 Điều 439 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Nhà làm luật dùng lý do “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để từ chối công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Luật pháp các nước khác không đề cập cụm từ trên mà sử dụng cụm từ “xâm phạm đến chủ quyền hoặc đe dọa an ninh hoặc xâm hại trật tự công cộng” hoặc “vi phạm chủ quyền của Nhà nước, an ninh và lợi ích xã hội và công cộng của đất nước” hoặc “trái với chính sách công hoặc đạo đức”.
Mỗi quốc gia có tiêu chí riêng để thừa nhận giá trị pháp lý của bản án, quyết định dân sự do tòa án nước ngoài tuyên.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là những quan điểm chủ đạo do nhà cầm quyền Việt Nam xây dựng và theo đuổi, các nguyên tắc này đóng vai trò định hướng cho quy định pháp luật tại Việt Nam, một nguyên tắc có thể được ghi nhận trong nhiều điều luật, thậm chí nhiều ngành luật khác nhau, có giá trị ảnh hưởng triệt để đến quá trình ban hành và áp dụng pháp luật.
Trên đây là bài viết tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài, nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh nhé!