Trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là hình phạt bắt buộc

trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là

Phạt tiền trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là hình phạt bắt buộc và có phải là biện pháp ưu tiên trong xét xử? Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng “Lấy tiền thay cho tù thì chỉ lợi cho người giàu”. Vậy đứng trên phương diện pháp lý thì ý kiến này đúng hay sai? Để làm rõ quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền và trả lời các câu hỏi trên, Công ty Luật Trần và Liên Danh xin gửi tới bạn đọc bài viết sau.

Hình phạt là gì?

Theo Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định khái niệm hình phạt như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”

Hệ thống hình phạt gồm hai nhóm: nhóm hình phạt chính và nhóm hình phạt bổ sung.

Hình phạt chính trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một loại tội phạm được tuyên. Hình phạt chính được áp dụng độc lập với hình phạt bổ sung.

Hình phạt bổ sung trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là hình phạt không thể được áp dụng độc lập mà chỉ có thể kèm theo hình phạt chính, Luật sư hình sự giỏi.

Theo khoản 3 Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau: “Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.”

Trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là hình phạt bắt buộc?

Phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước.

Quy định về hình phạt tiền trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là trong luật hình sự Việt Nam

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định phạt tiền tại Điều 35 đối với cá nhân và tại Điều 77 đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.

Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Điều 77:

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

Phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt trong trách nhiệm hình sự phạt tiền:

Một là, đối với cá nhân bị kết án

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLHS hiện hành thì phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chỉ trong hai trường hợp sau:

– Tội phạm mà người bị kết án thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và điều luật về tội phạm ấy có quy định hình phạt tiền.

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù.

– Tội phạm mà người bị kết án thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng và thuộc các nhóm tội phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về môi trường, tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng hoặc tội phạm khác được BLHS quy định.

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù.

Đối với tội phạm rất nghiêm trọng, hình phạt tiền là hình phạt chính chủ yếu được áp dụng đối với 3 nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tuy nhiên, BLHS hiện hành cũng cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với một số tội phạm khác mà điều luật có quy định hình phạt này, tư vấn luật hình sự chi tiết

Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 35 BLHS hiện hành thì hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được áp dụng trước hết đối với người bị kết án về các tội tham nhũng, các tội phạm về ma túy. Ngoài ra, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung còn có thể áp dụng đối với những tội phạm khác do BLHS quy định.

Khoản 3 Điều 35 BLHS hiện hành quy định rõ mức phạt tiền và căn cứ quyết định mức phạt tiền, theo đó mức phạt tiền thấp nhất khi áp dụng hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung là 1.000.000 đồng.

Như vậy Khoản 3, Điều 35 chỉ quy định mức phạt tiền tối thiểu mà không quy định mức phạt tiền tối đa. Do vậy, tòa án có quyền quyết định bất cứ mức phạt tiền nào nhưng không được vượt quá mức cao nhất mà điều luật về tội phạm quy định và không được dưới 1.000.000 đồng.

Khi quyết định mức phạt tiền cụ thể để áp dụng đối với người bị kết án, Tòa án phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả thị trường

Hai là, đối với pháp nhân thương mại bị kết án

Theo quy định tại Điều 77 BLHS hiện hành, đối với pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt tiền cũng được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung Về phạm vi áp dụng:

Theo quy định tại Điều 76 BLHS hiện hành thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm về những tội phạm quy định tại 33 điều luật thuộc phần các tội phạm của BLHS, trong đó có 22/47 tội thuộc các tội xâm phạm trật tự kinh tế; 9/12 tội thuộc nhóm các tội phạm về môi trường và 2/68 tội của các nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Trong ba nhóm tội phạm này, BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung đối với 18/22 tội và hình phạt tiền chỉ là hình phạt chính đối với 4/22 tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Thế còn; 9/12 tội xâm phạm về môi trường, BLHS hiện hành được quy định hình phạt tiền vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung.

Đối với các tội phạm có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, BLHS hiện hành quy định cụ thể mức phạt tiền tối thiểu và tối đa tương ứng với từng khung hình phạt.

Ba là, hình phạt tiền không áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Chính vì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao nhất mà đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội, buộc phải cách ly họ khỏi xã hội hoặc nếu trong trường hợp không thể giáo dục được nửa thì buộc phải tử hình.

trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là hình phạt bắt buộc
trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là hình phạt bắt buộc

Điều kiện áp dụng hình phạt tiền trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là

Loại tội phạm:

Với hình phạt chính, phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng; tội nghiêm trọng được Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như: tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176); tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177); tội tổ chức tảo hôn (Điều 183) v.v..

Đặc biệt, phạt tiền còn được áp dụng đối với người phạm tội rất nghiêm trọng như tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường, tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng hoặc tội phạm khác được Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định v.v..

Với hình phạt bổ sung, phạt tiền được áp dụng đối với các tội phạm về tham những, ma túy hoặc một số tội phạm khác như: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về chức vụ v.v..

Khả năng tài chính và điều kiện kinh tế của chủ thể thực hiện hành vi tội phạm

Trường hợp người phạm tội là cá nhân thì để áp dụng hình phạt tiền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chứng minh các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp cũng như các giấy tờ chứng minh quyền tài sản của người phạm tội. Việc chứng minh khả năng tài chính của cá nhân thực hiện hành vi phạm tội phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan, khách quan trong quá trình thực hiện chính sách quản lý tài sản của công dân của Nhà nước ta. 

Trường hợp người phạm tội là pháp nhân thương mại thì thông qua toàn bộ hóa đơn, chứng từ đầu vào đầu ra, sổ sách kế toán, tài sản của doanh nghiệp, dư nợ chưa thu hồi được,… các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ chứng minh được điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội các chủ thể đã thực hiện, khả năng tài chính và biến động giá cả thị trường mà Tòa án có thể xem xét, cân nhắc ấn định mức phạt tiền phù hợp nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là cá nhân (Điều 35), không thấp hơn 50.000.000 đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là pháp nhân thương mại (Điều 77). Đồng thời, mức phạt tiền còn phải đảm bảo nằm trong phạm vi khung hình phạt của mỗi loại tội phạm cụ thể.

Trường hợp miễn chấp hành hình phạt tiền

Theo khoản 5 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.”

Như vây, để được miễn chấp hành hình phạt tiền thì người bị kết án phạt tiền cần đáp ứng 02 điều kiện sau:

Đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được hình phạt còn lại hoặc lập công lớn.

Phạt tiền thay cho phạt tù được không? 

Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 không có quy định về “phạt tiền thay cho phạt tù”. Tính chất của hai loại hình phạt này khác nhau.

Phạt tù là hình phạt tước quyền tự do và buộc người kết án phải cách ly khỏi xã hội trong khoảng thời gian nhất định. Còn phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước.

Vậy nên, đối với nhiều loại tội phạm, đặc biệt các loại tội phạm liên quan đến quyền nhân thân của con người thì hình phạt được áp dụng phổ biến là hình phạt tù.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhất là đối với các tội phạm về kinh tế, trong khung hình phạt có cả hình phạt chính là hình phạt tiền và hình phạt tù thì lúc này, Tòa án có thể cân nhắc, dựa trên tình hình tài sản và khả năng thi hành của người phạm tội mà có thể quyết định áp dụng hình phạt tiền nhằm đảm bảo vừa đủ tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, vừa thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, đạt được hiệu quả  trong việc quyết định hình phạt.

Khác với hình phạt tù, để có thể quyết định áp dụng hình phạt tiền, Tòa án ngoài việc căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, hay cân nhắc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ còn phải căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội theo như quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt

Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Trên đây là bài viết trong trách nhiệm hình sự phạt tiền là của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139