Tổ chức tín dụng

tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là khái niệm không còn quá xa lạ với chúng ta trong thời buổi kinh tế ngày càng phát triển. Vậy hiểu về tổ chức tín dụng thế nào là đúng theo quy định pháp luật.

Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp cho bạn đọc có những kiến thức pháp lý về tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng là gì?

Tổ chức tín dụng được hiểu là tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán

Về mặt kinh tế, đối tượng kinh doanh chính, mang tính chất nghề nghiệp của tổ chức tín dụng là tiền tệ và đó là dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân

Về mặt pháp lý, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Đặc điểm tổ chức tín dụng 

– Đối tượng kinh doanh của các tổ chức tín dụng: các tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu liên quan đến đối tượng là tiền tệ.

Trong thời buổi kinh tế phát triển như ngày nay thì đối tượng kinh doanh của các tổ chức tín dụng không chỉ dừng lại ở tiền tệ mà còn nhiều loại hình khác nữa.

– Hoạt động kinh doanh đặc thù của tổ chức tín dụng: tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh đặc thù và chủ yếu đó là việc huy động vốn và sử dụng vốn sẵn có hoặc nguồn vốn huy động được.

+ Huy động vốn của tổ chức tín dụng là việc: nhận tiền gửi vay vốn ngân hàng nhà nước. Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

+ Sử dụng vốn của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán cho đối tượng sử dụng vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

Tổ chức tín dụng hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay do đó giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Để có vốn vay, tổ chức tín dụng phải thực hiện công tác huy động.

Nếu số lượng vốn huy động nhiều thì tổ chức tín dụng có thể tăng cường hoạt động sử dụng vốn, khi đó tổ chức tín dụng có thể mở rộng các khoản cho vay, các khoản đầu tư.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng đã áp dụng đầy đủ các biện pháp như thay đổi lãi suất, mở rộng các dịch vụ nhưng cũng không thể tăng được khối lượng vốn huy động dẫn đến việc phải thực hiện chính sách tín dụng có lựa chọn, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

– Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng được hiểu là những không may bất ngờ xảy đến, là sự kiện không may, trở ngại bất ngờ xảy ra gây nên thiệt hại trực tiếp tới hoạt động của các tổ chức tín dụng. 

– Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể quản lý là ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của tổ chức tín dụng, ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng 

– Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ yêu cầu vốn theo quy định và nguồn nhân lực và chuyên môn nghiệp vụ.

Căn cứ theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định cụ thể về điều kiện cấp Giấy phép thì tổ chức tín dụng chỉ được cấp giấy phép khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Quy định về vốn điều lệ, vốn được cấp thì vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định;

+ Quy định về chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

+ Đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;

+ Tổ chức tín dụng phải có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ tổ chức tín dụng phải có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Phân loại tổ chức tín dụng 

Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

– Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng theo quy định của Luật này.

Tổ chức tín dụng là ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Ngoài các hoạt động kinh doanh ngân hàng, tổ chức tín dụng là ngân hàng còn được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như bảo quản tài sản quý hiếm, tư vấn tài chính…

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định như là nội dung kinh doanh thường xuyên như, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

– Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

tổ chức tín dụng
tổ chức tín dụng

– Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Quỹ tín dụng nhân dân thuộc loại hình tổ chức kinh tế tập thể, hoạt động theo nguyên tắc tự bù đắp chi phí để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo giấy phép, chủ yếu trong phạm vi các thành viên.

Quỹ hoạt động thường dưới sự bảo trợ của ngân hàng nhà nước, lãi suất tiền gửi và cho vay thường là linh hoạt, thực chất là các thành viên cùng góp vốn để kinh doanh tiền tệ.

Ý nghĩa của việc phân loại tổ chức tín dụng

Việc phân loại tổ chức tín dụng thành các tổ chức bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát việc hoạt động cụ thêt như sau

-Đối với các tổ chức tín dụng: việc phân loại tổ chức tín dụng thành các tổ chức bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân có ý nghĩa giúp cho tổ chức tín dụng biết mình nằm ở nhóm nào, áp dụng văn bản pháp luật nào để từ đó tuân thủ theo đúng pháp luật.

– Đối với nhà nước: việc phân loại các tổ chức tín dụng thành các tổ chức bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân có ý nghĩa giúp nhà nước căn cứ vào đó áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn đối với từng loại hình, căn cứ để giới hạn hoạt động phù hợp với bản chất, chức năng, nghiệp vụ.

Một số tổ chức tín dụng điển hình

+ Tổ chức tín dụng ngân hàng ví dụ như:

Ngân hàng chính sách xã hội: Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng do Nhà nước thành lập để cho những người thuộc đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện chương trình của Chính phủ đối với người nghèo.

Hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo , không vì mục đích lợi nhuận , thực hiện việc bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí.

Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đối với hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn, được vay vốn để phát triển sản xuất, không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và theo lãi suất quy định.

+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng như:

Các công ty tài chính như công ty tài chính bán hàng, công ty tài chính tiêu dùng, công ty tài chính doanh nghiệp. Các công ty tài chính sở hữu một hình thức trung gian về tài chính tín dụng cố định.

Các công ty tài chính thực hiện việc đi huy động các vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau, thực hiện nhận các khoản tiền gửi từ các tổ chức, điều chỉnh các khoản tiền gửi cho phù hợp và quản lí nó, tiến hành việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu hoặc trái phiếu để phát tín hiệu đến các công ty và các tổ chức với mục đích là huy động vốn đầu tư. 

Ngoài ra các công ty tài chính còn thực hiện việc huy động và nhận vốn đầu tư ra thì công ty này cũng sẽ là nguồn đầu tư tiềm năng và cho vay dưới các hình thức khác nhau: vay tiêu dùng, vay tín dụng, vay theo kỳ khoản, vay trả góp…Phát hành các loại thẻ tín dụng, cho thuê tài chính khi được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước

+ Quỹ tín dụng nhân dân như:

Trên thực tế hiện nay, quỹ tín dụng dân dân đóng một vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho nhân dân.

Trong đó, đặc biệt là người dân tại những khu vực nông nghiệp và nông thôn có kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn không chỉ được vay vốn để sản xuất kinh doanh mà họ có điều kiện, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Điều này giúp cho người dân khó khăn giải quyết được vấn đề kinh tế trong làm ăn, buôn bán mà họ còn có nơi an toàn và thuận tiện để đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi, tiết kiệm của mình.

Chính các nguồn vốn huy động tại chỗ này mới là nền tảng cơ sở căn bản và lâu dài để các quỹ tín dụng nhân dân có thể cho các thành viên của mình vay vốn nhằm xoá đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn tín dụng đen vùng nông nghiệp nông thôn, cải thiện đời sống, nhiều hộ vươn lên giàu có.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích, những kiến thức pháp lý liên quan đến tổ chức tín dụng nói chung cũng như các loại hình hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng.

Hi vọng bài viết trên đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp cho bạn đọc có những cái nhìn khách quan và những hiểu biết hơn về Luật tổ chức tín dụng.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139