Thời gian làm cccd

thời gian làm cccd

Hiện nay, nhiều người dân thắc mắc về vấn đề làm thẻ Căn cước công dân gắn chíp mất mấy ngày? thời gian làm cccd là bao lâu? Bài viết bên dưới sẽ giải đáp về vấn đề này. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc bài viết về thời gian làm thẻ căn cước công dân mới nhất.

Căn cước công dân là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014, căn cước công dân được hiểu là:

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.

Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi cá nhân, bao gồm các thông tin cơ bản của một người như lai lịch, hình dạng, đặc điểm riêng của cá nhân đó để phân biệt với cá nhân khác.

Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016.

Theo quy định của Luật căn cước công dân, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Công dân bị mất căn cước công dân sẽ được cấp lại theo quy định pháp luật.

Thời hạn làm căn cước công dân tại Việt Nam, thời gian làm cccd

Theo quy định tại Điều 19 Luật căn cước công dân 2014 về thời gian làm loại giấy tờ pháp lý cá nhân quan trọng này: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Theo quy định tại Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định:

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 21 thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 14 tuổi đến trước 23 tuổi: Hết hạn vào năm 25 tuổi.

+ Thẻ Căn cước công dân được cấp từ 23 tuổi đến trước 38 tuổi: Hết hạn vào năm 40 tuổi.

+ Thẻ Căn cước công dân được cấp từ 38 tuổi đến trước 58 tuổi: Hết hạn vào năm 60 tuổi.

+ Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 58 tuổi trở đi: Có giá trị sử dụng cho đến khi chết (trừ trường hợp Căn cước công dân bị mất hoặc hư hỏng).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định: Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Tức đối với những người vừa được cấp giấy chứng minh nhân dân tháng 01/2021 thì 15 năm nữa (tức tháng 01/2036) những thẻ này mới hết hạn sử dụng. Lúc này, bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.

Và theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định như sau: Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Thông tư 06/2021/TT-BCA có hiệu lực ( tức 23/01/2021) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BCA.

Tức nếu căn cước công dân có mã vạch được cấp trước ngày 23/01/2021 mà còn thời hạn sử dụng thì công dân không phải bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp.

Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được thời hạn làm căn cước công dân tại Việt Nam được quy định như sau:

– Đối với làm căn cước công dân lần đầu: Khi công dân đủ 14 tuổi sẽ phải làm căn cước công dân.

– Đối với trường hợp cấp đổi căn cước công dân:

Trường hợp công dân đã làm thẻ căn cước công dân gắn chíp rồi: Thì trong vòng 02 năm trước khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi, công dân phải tiến hành cấp đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp.

Trường hợp công dân đã được cấp giấy chứng minh nhân dân: Do giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm. Nên khi hết thời hạn sử dụng giấy chứng minh nhân dân thì chính là thời gian công dân phải tiến hành cấp đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.

Trường hợp công dân đã được cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch: Do thẻ căn cước công dân có mã vạch có giá trị sử dụng là 20 năm. Nên khi hết thời hạn sử dụng thẻ căn cước công dân có mã vạch thì cũng chính là thời gian công dân phải tiến hành cấp đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.

– Ngoài ra khi rơi vào các trường hợp này thì công dân cũng sẽ đến thời gian cấp đổi, hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân:

Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

Xác định lại giới tính, quê quán;

Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

Khi công dân có yêu cầu.

Bị mất thẻ Căn cước công dân;

Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân

Theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:

– Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Không đi đổi sang căn cước công dân gắn chip có bị phạt?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Như vậy thông tin không đi đổi sang căn cước công dân gắn chip là sẽ bị phạt là thông tin hoàn toàn phiến diện và không đúng sự thật. Như đã phân tích hiện nay đối với giấy chứng minh nhân dân và thẻ căn cước công dân mã vạch nếu còn thời hạn sử dụng thì sẽ vẫn còn giá trị sử dụng.

Chỉ khi nào giấy chứng minh nhân dân và thẻ căn cước công dân mã vạch hết hạn sử dụng mà công dân không chịu đi cấp đổi lại thẻ thì mới bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

thời gian làm cccd

thời gian làm cccd

Làm thẻ CCCD bao giờ thì được lấy?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, thời hạn cấp thẻ căn cước công dân ở thành phố, thị xã là không quá 07 ngày. Vùng núi, biên giới, hải đảo thì không quá 20 ngày. Khu vực còn lại không quá 15 ngày thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng làm CCCD tại các địa phương trên cả nước là rất lớn nên thời gian trả thẻ sẽ lâu hơn quy định từ 20 ngày đến 1 tháng.

Thông tin được công an các địa phương thu thập chuyển ra Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội để sản xuất thẻ. Hiện, cả nước cùng thực hiện một lúc nên thời gian lâu hơn quy định. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực hết sức để việc cấp thẻ được diễn ra nhanh, gọn. Trong lúc chờ đợi có thẻ, người dân vẫn có thể sử dụng CMND và CCCD chưa gắn chip để giao dịch bình thường.

02 cách nhận thẻ Căn cước công dân gắn chíp

Theo điểm e khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA ( được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BCA):

“Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, trả thẻ Căn cước công dân và số hộ khẩu (nếu có) theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.

Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân.

Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.”

Như vậy, người dân có thể nhận thẻ căn cước công dân gắn chíp qua 02 cách:

– Cách 1: Nhận trực tiếp tại nơi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp.

– Cách 2: Nhận thẻ qua bưu điện. Với cách này người dân cần ghi rõ địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai Căn cước công dân gắn chíp và khi nhận phải tự thanh toán phí chuyển phát. Trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì Công an vẫn phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

Công dân còn được sử dụng, cấp Chứng minh nhân dân không?

Căn cứ Điều 1 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA, chứng minh nhân dân (hay còn được gọi là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp, chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện cho việc quản lý và thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân, thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch, xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

Chứng minh nhân dân 9 số có thời hạn 15 năm.

Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước công dân năm 2014 có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước công dân.

Tuy nhiên, hiện nay, nếu người dân làm mất Chứng minh nhân dân hoặc có yêu cầu đều không thể cấp giấy chứng minh nhân dân 9 số mà bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân có gắn chip.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thời gian làm cccd bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn những thủ tục pháp lý chất lượng hàng đầu tại Hà Nội!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139