Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Kiến thức pháp luật sở hữu trí tuệ của người dân Việt Nam nói chung còn chưa thực sự phổ biến. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Luật Trần và Liên Danh xin hướng dẫn Quý khách hàng thủ tục, cách soạn đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam:

Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ?

Thưa luật sư, đăng ký nhãn hiệu là gì? tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ? Cảm ơn Luật sư! 

Trả lời:

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn.

Việc đăng ký nhãn hiệu với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Nhãn hiệu được xem như một tài sản vô hình của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Do vậy, việc đăng ký độc quyền nhằm bảo vệ tài sản Sở hữu trí tuệ đối của mỗi cá nhân, tổ chức.

Cách đăng ký sản phẩm đối với nồi nấu thông minh

Kính chào Luật Trần và Liên Danh, tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Công ty chúng tôi đang kinh doanh sản phẩm Bộ Nồi Nấu Thông Minh nhập khẩu từ Trung Quốc, thông qua một công ty xuất nhập khẩu. Hiện tại chúng tôi có hóa đơn VAT từ công ty xuất nhập khẩu này.

Vậy tôi muốn hỏi là:

Cần có những chứng từ nào cho việc lưu thông hợp pháp sản phẩm này trong thị trường Việt Nam.

Chúng tôi cũng cần tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu Phong Nghĩa cho sản phẩm này.

Trả lời:

Thứ nhất, để hàng hóa của công ty bạn được lưu thông hợp pháp trên thị trường Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP Quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường thì:

“Điều 5. Quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa

Đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính), Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hóa lưu kho).

Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây viết tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ).”

Tại khoản 1 Điều luật trên quy định về trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp nhập khẩu hàng hóa về để bán thì pháp luật quy định phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn. Còn tại khoản 2 quy định về trường hợp cơ sở kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu hàng hóa về nước, mà chỉ lưu kho, bày bán thì pháp luật yêu cầu phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

Theo như bạn trình bày, công ty bạn kinh doanh sản phẩm bộ nồi nấu từ Trung Quốc thông qua một công ty xuất nhập khẩu. Lúc này công ty bạn chỉ việc tiếp nhận hàng hóa và tiến hành kinh doanh bộ sản phẩm này. Vì vậy, chúng tôi xác định trường hợp của bạn thuộc vào quy định của khoản 2 Điều luật trên. Từ đó, để hàng hóa của công ty bạn được lưu thông hợp pháp trên thị trường trong nước thì các hóa đơn chứng từ phải thỏa mãn quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP. Theo quy định của Nghị định này, đối với cơ sở bán hàng thì ngoài việc phải có hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT như công ty bạn đã có) thì còn cần phải có hóa đơn bán hàng, bởi khoản 1 Điều 15 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định:

“Điều 15. Lập hoá đơn

Khi bán hàng hoá, dịch vụ người bán phải lập hoá đơn. Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.”

Theo đó, đối với loại hóa đơn bán hàng này, công ty bạn có thể mua hóa đơn từ Cục thuế hoặc đặt in từ tổ chức nhận in hóa đơn, tuy nhiên với thực tế hóa đơn giả tràn lan trên thị trường như hiện nay, công ty bạn cần chú ý để chọn đặt in hóa đơn từ doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động ngành in, đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật.

Thứ hai, Về thủ tục đăng ký nhãn hiệu “Phong Nghĩa” cho sản phẩm trên:

Theo trường hợp của bạn đưa ra thì bạn muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do người khác sản xuất, Khoản 2 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của Quốc hội quy định về Quyền đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm do người khác sản xuất như sau:

“Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”

Vì vậy, đối với sản phẩm là Bộ Nồi nấu thông minh mà công ty bạn kinh doanh, nếu cơ sở sản xuất ở Trung Quốc không sử dụng tên nhãn hiệu là Phong Nghĩa và cũng không phản đối việc đăng ký của công ty bạn, thì công ty bạn có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bộ nồi này với tên Phong Nghĩa.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác(Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ).

Trên thị trường Việt Nam hiện nay chưa có doanh nghiệp nào kinh doanh sản phẩm gia dụng trong nhà bếp hay các sản phẩm tương tự mà đăng ký nhãn hiệu Phong Nghĩa hay các tên khác dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, công ty bạn hoàn toàn có thể đăng ký nhãn hiệu cho bộ sản phẩm với tên Phong Nghĩa này sau khi gửi thông báo về cho cơ sở sản xuất về việc đăng ký nhãn hiệu và được họ đồng ý.

Trong trường hợp bạn thỏa mãn các điều kiện đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm ở trên thì thủ tục thực hiện việc đăng kí nhãn hiệu được tiến hành theo trình tự sau:

* Cách thức thực hiện:

– Bạn trực tiếp nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Hoặc cũng có thể gửi hồ sơ qua bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;

– Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký nhãn hộ (08 mẫu nhãn): tên nhãn hiệu Phong Nghĩa cùng các kiểu thiết kế mà công ty bạn muốn đăng ký;

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…);

– Tài liệu xác nhận về xuất xứ hàng hóa, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu công ty bạn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;

– Bản gốc Giấy uỷ quyền, trong trường hợp đơn nộp thông qua đại diện;

– Chứng từ nộp phí nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Cách đăng ký nhãn hiệu độc quyền dụng cụ lao động?

Công ty Luật Trần và Liên Danh là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

Chúng tôi giới thiệu mẫu nhãn hiệu Bao Lin một thương hiệu đã được nộp đơn đăng ký bảo hộ đối với các sản phẩm dụng cụ lao động để quý khách tham khảo ý tưởng bảo hộ đối với các sản phẩm cùng loại này:

Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: NGUYỄN VĂN THỊNH

Địa chỉ: 271 Khu dây thép, Thị trấn Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn

Thông tin nhãn hiệu:

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu đen và màu trắng.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ trên nền màu trắng.

Phần hình: Là một hình thoi màu trắng, có viền màu đen, được thiết kế cách điệu.

Phần chữ: Bên trong hình thoi là phần chữ. Phần chữ là chữ “BAO LIN” được viết in hoa, in đậm, có màu đen và không có nghĩa. Bên trong hình thoi và nằm phía trên chữ “BAO LIN” là chữ “” được viết in đậm, có màu đen, được viết bằng tiếng Trung và được phiên âm ra tiếng Việt là “bảo”. Bên trong hình thoi và nằm phía dưới chữ “BAO LIN” là chữ “” được viết in đậm, có màu đen, được viết bằng tiếng Trung và được phiên âm ra tiếng Việt là “lín”.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể.

– Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 08: Xẻng [dụng cụ cầm tay]; Bàn xẻng [dụng cụ cầm tay]; Cuốc [dụng cụ cầm tay]; Dụng cụ đào xới [công cụ cầm tay]; Dụng cụ đào lỗ [công cụ cầm tay]; Dụng cụ đào rãnh [công cụ cầm tay].

– Số đơn: 4-2016-26218

Cách đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nhôm trong xây dựng?

Công ty Luật Trần và Liên Danh là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

Chúng tôi giới thiệu một mẫu nhãn hiệu khác đăng ký bảo hộ trong lĩnh vực các sản phẩm chế tác từ nhôm phục vụ cho hoạt động xây dựng (Cửa nhôm, khung nhôm…) để quý khách hàng tham khảo thêm:

Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM ĐÔ THÀNH

Địa chỉ: Khu công nghiệp vừa và nhỏ, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu xanh lam và màu trắng.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ trên nền màu trắng.

Phần hình: Là một hình vuông màu trắng, có viền màu xanh lam đậm. Đường viền của cạnh bên phải của hình vuông bị khuyết 1 phần ở giữa.

Phần chữ: Là chữ “GRANDO” được thiết kế cách điệu, viết in hoa, in đậm, có màu xanh lam và không có nghĩa. Trong đó chữ “G” nằm bên trong hình vuông và một phần chữ “R” nằm trên đường viền cạnh bên phải của hình vuông, các chữ còn lại nằm bên ngoài và phía bên phải hình vuông. Bên dưới chữ “GRANDO” và nằm phía bên phải hình vuông là chữ “PREMIUM ALUMINIUM” được viết in hoa, có màu xanh lam, có cỡ chữ nhỏ hơn chữ “GRANDO” và có nghĩa là “nhôm cao cấp”. Bên dưới hình vuông và chữ “PREMIUM ALUMINIUM” là chữ “Nhôm cao cấp xứng tầm công trình đẳng cấp” có màu xanh lam. Trong đó chữ “N” trong chữ “Nhôm” được viết in hoa, các chữ còn lại được viết in thường, chữ “cao cấp” và chữ “đẳng cấp” được viết in đậm hơn các chữ còn lại.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể.

– Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 6: Nhôm xây dựng

Nhóm 37: Lắp đặt liên quan đến các sản phẩm nhôm

– Số đơn: 4-2016-20105

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139