Quy định về ký hợp đồng lao động

quy định về ký hợp đồng lao động

Quy định mới về Hợp đồng lao động từ 01/01/2021 theo Bộ Luật Lao Động 2019 có hiệu lực. Kể từ ngày 01/01/2021 đã thêm mới, điều chỉnh, bổ sung. Rất nhiều nội dung quan trọng so với Bộ Luật Lao Động hiện hành. Và được cho là sẽ tác động khá nhiều đến quan hệ lao động.

Và việc quản lý nhân sự của các đơn vị sử dụng lao động. Sau đây là các nội dung thay đổi chính yếu của Bộ Luật Lao Động 2019 liên quan đến quy định về ký hợp đồng lao động.

Có mấy loại hợp đồng lao động?

Điều 20 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã nêu rõ, hiện nay chỉ có hai loại hợp đồng lao động sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

So với BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 đã bỏ quy định về “hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.

Như vậy, hiện nay khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được ký một trong hai loại hợp đồng lao động là có thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Với các loại hợp đồng này, các bên có thể lựa chọn giao kết theo hình thức văn bản hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc bằng lời nói (chỉ áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng).

Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần?

Căn cứ khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên phải ký hợp đồng mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến hợp đồng đã ký hết hạn.

– Hết thời hạn trên mà không ký hợp đồng mới: Hợp đồng có thời hạn mà các bên đã ký trước đó sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.

– Ký hợp đồng mới trong thời hạn quy định: Được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ một số trường hợp.

Như vậy, có thể thấy, hợp đồng lao động không xác định thời hạn thông thường chỉ được ký tối đa 02 lần.

Tuy nhiên căn cứ điểm c khoản 2 Điều này, trong các trường hợp sau đây các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn:

– Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;

– Sử dụng người lao động cao tuổi;

– Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

Phạt nặng nếu ký hợp đồng xác định thời hạn quá số lần quy định

Như đã phân tích, trừ một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần.

Trước đây, một số doanh nghiệp đã “lách luật” bằng cách ký phụ lục hợp đồng lao động để thay đổi thời hạn hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, với quy định mới tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2019, phụ lục hợp đồng lao động được quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với lỗi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị phạt như sau:

– Phạt từ 02 – 05 triệu đồng: Vi phạm từ 01 – 10 người lao động;

– Phạt từ 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 11 – 50 người lao động;

– Phạt từ 10 – 15 triệu đồng: Vi phạm từ 51 – 100 người lao động;

– Phạt từ 15 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 101 – 300 người lao động;

– Phạt từ 20 – 25 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn buộc phải giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động theo quy định.

Quy định của pháp luật về ủy quyền giao kết hợp đồng lao động

Trong cuộc sống hàng ngày trong các giao dịch dân sự, thương mại, lao động tham gia tố tụng đòi hỏi phải có sự tham gia của những người có liên quan đến nội dung vụ việc.

Tuy nhiên vì lý do khách quan hoặc các trường hợp bất khả kháng như thiên tại, hỏa hoạn, dịch bệnh, động đất …thì có rất nhiều tình huống là trong các văn bản mà hai bên ký kết không phải trường hợp nào cũng do thủ trưởng hoặc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký mà thông qua người đại diện theo ủy quyền do người có thẩm quyền đi công tác, ốm đau, bệnh tật không thể trực tiếp ký kết các văn bản, hợp đồng nhất là các loại hợp đồng lao động để tránh ảnh hưởng đến quá trình hoạt động bình thường của công ty thì pháp luật cho pháp người có thẩm quyền ký kết có thể ủy quyền giao kết hợp đồng lao động.

Vậy việc ủy quyền ký hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Trường hợp nào được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động? Ủy quyền ký hợp đồng lao động như thế nào là hợp lệ? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp dựa trên các căn cứ của pháp luật.

quy định về ký hợp đồng lao động
quy định về ký hợp đồng lao động

Ủy quyền ký hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Trường hợp nào được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động?

Có thể hiểu việc ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Còn hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động, về các chế độ tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp khác nếu có, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đào tạo nâng cao, trình độ…

Do đó, chỉ có người có thẩm quyền thì mới có thể thay mặt người sử dụng lao động thực hiện việc ký kết hợp đồng.

Pháp luật lao động quy định bên phía người sử dụng lao động thì người giao kết hợp đồng lao động phải là người thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Hiện nay, theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020 thì một công ty có thể có một hay nhiều người đại diện theo pháp luật nên người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Theo quy định của pháp luật thì những người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động đã được nhận ủy quyền thì không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Ủy quyền ký hợp đồng lao động như thế nào là hợp lệ?

Hiện nay pháp luật không cấm việc ủy quyền để ký hợp đồng lao động.

Theo quy định của pháp luật thì đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng.

Việc ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho một người lao động trong nhóm phải được lập thành văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng lao động.

Việc quy định cho phép được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động sẽ phù hợp với tình hình thực tế, giúp các bên có thể giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian công sức của các bên.

Tóm tắt câu hỏi:

Vui lòng cho em hỏi: Giám đốc công ty có được ủy quyền cho trưởng phòng nhân sự đại diện cho người sử dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động với người lao động không?

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Luật Trần và Liên Danh Với thắc mắc của bạn, Luật Trần và Liên Danh xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Khoản 3 Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019 quy định người giao kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động:

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Theo đó, nếu Giám đốc đã ủy quyền cho trưởng phòng nhân sự đại diện bằng Giấy ủy quyền thì trưởng phòng nhân sự có thể đại diện để giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về quy định về ký hợp đồng lao động và việc hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139