Luật quốc tịch 2014

luật quốc tịch 2014

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh số 10/2014/L-CTN về công bố luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam. Theo đó, Luật quốc tịch 2014 sửa đổi đã bổ sung nhiều điều khoản quan trọng.

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 05/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2014

LUẬT

QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009,được sửa đổi, bổ sung bởi:

Luật số 56/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốchội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam, có hiệu lực kể từngày 26 tháng 6 năm 2014.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ;

Quốc hội ban hành Luật quốc tịch Việt Nam1.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quốc tịch Việt Nam

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mốiquan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làmphát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền,trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dânViệt Nam.

Điều 2. Quyền đối với quốc tịch

Ở nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam khôngbị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnhthổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốctịch Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

Quốc tịch nước ngoàilàquốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.

Người không quốc tịchlàngười không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.

Người Việt Nam định cư ởnước ngoàilà công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâudài ở nước ngoài.

Người gốc Việt Nam định cư ởnước ngoàilà người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh raquốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họđang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người nước ngoài cư trú ởViệt Namlà công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặctạm trú ở Việt Nam.

Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam,trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nướcvà công dân

Người có quốc tịch Việt Nam làcông dân Việt Nam.

Công dân Việt Nam được Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròncác nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiệnhưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnhsống xa đất nước.

Quyền và nghĩa vụ của công dânViệt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thựchiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 6. Bảo hộ đối với công dânViệt Nam ở nước ngoài

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Các cơ quan nhà nước ở trong nước,cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện phápcần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tếđể thực hiện sự bảo hộ đó.

Điều 7. Chính sách đối vớingười gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để ngườigốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương,góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Nhà nước có chính sách tạo điềukiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch ViệtNam.

Điều 8. Hạn chế tình trạngkhông quốc tịch

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốctịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịchViệt Nam theo quy định của Luật này.

Điều 9. Giữ quốc tịch khi kếthôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật

Việc kết hôn, ly hôn và hủy việckết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làmthay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có).

Điều 10. Giữ quốc tịch khi quốctịch của vợ hoặc chồng thay đổi

Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lạihoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia.

Điều 11. Giấy tờ chứng minhquốc tịch Việt Nam

Một trong các giấy tờ sau đây cógiá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:

Giấy khai sinh; trường hợp Giấykhai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứngminh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;

Giấy chứng minh nhân dân;

Hộ chiếu Việt Nam;

Quyết định cho nhập quốc tịchViệt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việcnuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nướcngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Điều 12. Giải quyết vấn đề phátsinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài

Vấn đề phát sinh từ tình trạngcông dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợpchưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.

Căn cứ vào quy định của Luậtnày, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ướcquốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồngthời có quốc tịch nước ngoài.

Chương II

CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 13. Người có quốc tịchViệt Nam2

Người có quốc tịch Việt Nam baogồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và ngườicó quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

Người Việt Nam định cư ở nướcngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trướcngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nướcngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch ViệtNam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếuViệt Nam.

Chính phủ quy định chi tiết khoảnnày.

Điều 14. Căn cứ xác định ngườicó quốc tịch Việt Nam

Người được xác định có quốc tịchViệt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:

Do sinh ra theo quy định tạicác điều 15, 16 và 17 của Luật này;

Được nhập quốc tịch Việt Nam;

Được trở lại quốc tịch Việt Nam;

Theo quy định tại các điều 18,35 và 37 của Luật này;

Theo điều ước quốc tế mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 15. Quốc tịch của trẻ emkhi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam

Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoàilãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốctịch Việt Nam.

Điều 16. Quốc tịch của trẻ emkhi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam

Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoàilãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn ngườikia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõlà ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Trẻ em khi sinh ra có cha hoặcmẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịchViệt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kýkhai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà chamẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốctịch Việt Nam.

Điều 17. Quốc tịch của trẻ emkhi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch

Trẻ em sinh ra trên lãnh thổViệt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơithường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

Trẻ em sinh ra trên lãnh thổViệt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trútại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơsinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam

Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ emđược tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịchViệt Nam.

Trẻ em quy định tại khoản 1Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sauđây:

a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉcó quốc tịch nước ngoài;

b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ màngười đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.

Mục 2. NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 19. Điều kiện được nhậpquốc tịch Việt Nam

Công dân nước ngoài và ngườikhông quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Namthì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầyđủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luậtViệt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hòa nhậpvào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sốngtại Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch ViệtNam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy địnhtại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợpsau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻhoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng gópcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

Người nhập quốc tịch Việt Namthì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điềunày, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

Người xin nhập quốc tịch ViệtNam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Namlựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch ViệtNam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi íchquốc gia của Việt Nam.

Chính phủ quy định cụ thể cácđiều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.

Điều 20. Hồ sơ xin nhập quốctịch Việt Nam

Hồ sơ xin nhập quốc tịch ViệtNam gồm có các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếuhoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

c) Bản khai lý lịch;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơquan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịchViệt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ởnước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tínhđến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh trình độTiếng Việt;

e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở,thời gian thường trú ở Việt Nam;

g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộcsống ở Việt Nam.

Những người được miễn một sốđiều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thìđược miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.

Chính phủ quy định cụ thể cácgiấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Điều 21. Trình tự, thủ tục giảiquyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

Người xin nhập quốc tịch ViệtNam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủcác giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì SởTư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnhhồ sơ.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công antỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minhvề nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngàynhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xácminh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiếnhành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc,kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơtrình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc,kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcó trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp cótrách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịchViệt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Namđể làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhậpquốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịchnước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáoThủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin nhập quốctịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam làngười không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuấtcủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lạihồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhậpquốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét,quyết định.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyếtđịnh.

Điều 22. Trình tự, thủ tục vàhồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổnđịnh tại Việt Nam

Người không quốc tịch mà không cóđầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Namtừ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp,pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục vàhồ sơ do Chính phủ quy định.

Mục 3. TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆTNAM

Điều 23. Các trường hợp đượctrở lại quốc tịch Việt Nam

Người đã mất quốc tịch Việt Namtheo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Namthì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trườnghợp sau đây:

a) Xin hồi hương về Việt Nam;

b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻhoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

c) Có công lao đặc biệt đóng gópcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam đểnhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

Người xin trở lại quốc tịchViệt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đếnlợi ích quốc gia của Việt Nam.

Trường hợp người bị tước quốctịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Người xin trở lại quốc tịchViệt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõtrong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Người được trở lại quốc tịchViệt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trongtrường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻhoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng gópcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ quy định cụ thể cácđiều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Điều 24. Hồ sơ xin trở lại quốctịch Việt Nam

Hồ sơ xin trở lại quốc tịchViệt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin trở lại quốc tịch ViệtNam;

b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộchiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

c) Bản khai lý lịch;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơquan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốctịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyềncủa nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cưtrú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh người xintrở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;

e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiệntrở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Chính phủ quy định cụ thể cácgiấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Điều 25. Trình tự, thủ tục giảiquyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Người xin trở lại quốc tịchViệt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếucư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 củaLuật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để ngườixin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công ancấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngàynhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xácminh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiếnhành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có tráchnhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có tráchnhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốctịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tưpháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịchViệt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc củacơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lạihồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện đượctrở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làmthủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốctịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc,kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trởlại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trìnhChủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin trở lại quốctịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch ViệtNam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đượcvăn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xétthấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốctịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét,quyết định.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Chương III

MẤT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 26. Căn cứ mất quốc tịchViệt Nam

Được thôi quốc tịch Việt Nam.

Bị tước quốc tịch Việt Nam.

3.3 (được bãi bỏ)

Theo quy định tại khoản 2 Điều18 và Điều 35 của Luật này.

5.Theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

luật quốc tịch 2014
luật quốc tịch 2014

Mục 2. THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịchViệt Nam

Công dân Việt Nam có đơn xinthôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốctịch Việt Nam.

Người xin thôi quốc tịch ViệtNam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sauđây:

a) Đang nợ thuế đối với Nhà nướchoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự;

c) Đang chấp hành bản án, quyếtđịnh của Tòa án Việt Nam;

d) Đang bị tạm giam để chờ thihành án;

đ) Đang chấp hành quyết định ápdụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trườnggiáo dưỡng.

Người xin thôi quốc tịch ViệtNam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi íchquốc gia của Việt Nam.

Cán bộ, công chức và nhữngngười đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôiquốc tịch Việt Nam.

Chính phủ quy định cụ thể cácđiều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.

Điều 28. Hồ sơ xin thôi quốctịch Việt Nam

Hồ sơ xin thôi quốc tịch ViệtNam bao gồm:

a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

b) Bản khai lý lịch;

c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấychứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơquan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu đượccấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ xác nhận về việc ngườiđó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đókhông quy định về việc cấp giấy này;

e) Giấy xác nhận không nợ thuế doCục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

g) Đối với người trước đây là cánbộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân ViệtNam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ,phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đãra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chứchoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đókhông phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Trường hợp công dân Việt Namkhông thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại cácđiểm d, e và g khoản 1 Điều này.

Chính phủ quy định cụ thể cácgiấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Điều 29. Trình tự, thủ tục giảiquyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Người xin thôi quốc tịch ViệtNam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trúở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trongtrường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 28 của Luật nàyhoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôiquốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp người xin thôi quốctịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xinthôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phươngtrong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì trong thờihạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Namở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Namtrên Trang thông tin điện tử của mình.

Thông báo trên Trang thông tinđiện tử phải được lưu giữ trên đó trong thời gian ít nhất là 30 ngày, kể từngày đăng thông báo.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công ancấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngàynhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xácminh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiếnhành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơtrình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có tráchnhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốctịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tưpháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch ViệtNam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc củacơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lạihồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôiquốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét,quyết định.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyếtđịnh.

Điều 30. Miễn thủ tục xác minhvề nhân thân

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Namcủa những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tụcxác minh về nhân thân:

Người dưới 14 tuổi;

Người sinh ra và định cư ở nướcngoài;

Người đã định cư ở nước ngoàitừ 10 năm trở lên;

Người đã được xuất cảnh theodiện đoàn tụ gia đình.

Mục 3. TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 31. Căn cứ tước quốc tịchViệt Nam

Công dân Việt Nam cư trú ở nướcngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêmtrọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người đã nhập quốc tịch ViệtNam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnhthổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy địnhtại khoản 1 Điều này.

Điều 32. Trình tự, thủ tục tướcquốc tịch Việt Nam

Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ởnước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiếnnghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.

Tòa án đã xét xử đối với bị cáo cóhành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịchnước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.

Chính phủ quy định cụ thể các giấytờ trong hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịchViệt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đượchồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nướcngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Côngan, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghịtước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xemxét, quyết định.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyếtđịnh.

Mục 4. HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHONHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 33. Căn cứ hủy bỏ Quyếtđịnh cho nhập quốc tịch Việt Nam

Người đã nhập quốc tịch ViệtNam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnhthổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xinnhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bịhủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.

Việc hủy bỏ Quyết định cho nhậpquốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam củangười kia.

Điều 34. Trình tự, thủ tục hủybỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam

Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1Điều 33 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, nếu cóđầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhậpquốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.

Tòa án đã xét xử đối với bị cáo cóhành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịchnước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.

Chính phủ quy định cụ thể các giấytờ trong hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏQuyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Tòa án, Bộ Tưpháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốctịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyếtđịnh.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyếtđịnh.

Chương IV

THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CỦACON NUÔI

Điều 35. Quốc tịch của con chưathành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam

Khi có sự thay đổi về quốc tịchdo nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của conchưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch củahọ.

Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập,trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng vớingười đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏathuận bằng văn bản của cha mẹ.

Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập,trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đócũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việcgiữ quốc tịch nước ngoài của người con.

Sự thay đổi quốc tịch của ngườitừ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều nàyphải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Điều 36. Quốc tịch của con chưathành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhậpquốc tịch Việt Nam

Khi cha mẹ hoặc một trong haingười bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịchViệt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi.

Điều 37. Quốc tịch của con nuôichưa thành niên

Trẻ em là công dân Việt Namđược người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Trẻ em là người nước ngoài đượccông dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.

Trẻ em là người nước ngoài đượccha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoàinhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịchViệt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều19 của Luật này.

Sự thay đổi quốc tịch của connuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản củangười đó.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH

Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạncủa Chủ tịch nước về quốc tịch

Quyết định cho nhập quốc tịchViệt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tướcquốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Quyết định việc đàm phán, kýđiều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gianhập và thực hiện điều ước quốc tế.

Điều 39. Trách nhiệm của Chínhphủ về quốc tịch

Thống nhất quản lý nhà nước vềquốc tịch.

Đàm phán, ký điều ước quốc tếhoặc trình Chủ tịch nước quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốctịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ướcquốc tế.

Chỉ đạo công tác phổ biến, giáodục pháp luật về quốc tịch.

Quy định mức phí, lệ phí giảiquyết các việc về quốc tịch.

Thanh tra, kiểm tra việc thựchiện pháp luật về quốc tịch.

Thực hiện hợp tác quốc tế vềquốc tịch.

Điều 40. Trách nhiệm của cácbộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ởnước ngoài

Bộ Tư pháp chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch, ban hành các mẫu giấytờ để giải quyết các việc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc đã giảiquyết về quốc tịch để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước.

Bộ Ngoại giao phối hợp với BộTư pháp hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết cácviệc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc về quốc tịch do cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài giải quyết để gửi đến Bộ Tư pháp.

Các bộ, cơ quan ngang bộ trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháptrong việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin nhập quốc tịch ViệtNam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam và hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy địnhcủa Luật này; hàng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Namđể báo cáo với Bộ Tư pháp.

Cơ quan đại diện Việt Nam ởnước ngoài có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin trởlại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam;hàng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo vớiBộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp.

Điều 41. Thông báo và đăng tảikết quả giải quyết các việc về quốc tịch

Bộ Tư pháp có trách nhiệm thôngbáo cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, người bị tướcquốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về kết quảgiải quyết các việc về quốc tịch có liên quan và đăng trên Trang thông tin điệntử của Bộ Tư pháp.

Văn phòng Chủ tịch nước có tráchnhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chonhập, cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định chonhập quốc tịch Việt Nam.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH4

Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp

Kể từ ngày Luật này có hiệu lựcthi hành, hồ sơ các việc về quốc tịch đã được tiếp nhận trước đó được tiếp tụcgiải quyết theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn bảnquy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Điều 43. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 7 năm 2009.

Luật này thay thế Luật quốc tịchViệt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998.

Điều 44. Quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nộidung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước./.

1 Luật số 56/2014/QH13 sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật quốc tịch Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 .”

2 Điều này được sửa đổi, bổ sung theoquy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 56/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật quốc tịch Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2014.

3 Khoản này được bãi bỏ theo quy địnhtại khoản 2 Điều 1 của Luật số 56/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật quốc tịch Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2014.

4 Điều 2 của Luật số 56/2014/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26tháng 6 năm 2014 quy định như sau:

Điều 2

Luật này có hiệu lực từ ngàycông bố.”

Trên đây là bài viết luật quốc tịch 2014 của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139