Tự công bố chất lượng sản phẩm

tự công bố chất lượng sản phẩm

Bạn đang băn khoăn không biết có nên tự công bố chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình đang kinh doanh hay không? Hay bạn đang gặp khó khăn trong việc làm thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm?

Để quý khách hàng có thể hiểu biết rõ hơn thì sau đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề tự công bố chất lượng sản phẩm. Cùng tham khảo nhé.

Khái quát chung về tự công bố chất lượng sản phẩm

Tự công bố sản phẩm là gì?

Nếu như công bố hợp quy là bắt buộc sản phẩm phải được công bố bởi cơ quan nhà nước trước khi đưa ra thị trường thì tự công bố chất lượng sản phẩm chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Tuy nhiên các sản phẩm này phải nằm trong nhóm những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

Sau khi sản phẩm được tổ chức, cá nhân công bố về chất lượng sẽ nhanh chóng được lưu thông và kinh doanh hợp pháp trên thị trường. Riêng về thực phẩm, sản phẩm liên quan đến sức khỏe chưa được công bố mà vẫn lưu hành ra thị trường tiêu dùng sẽ bị xử phạt theo pháp luật của nhà nước.

Những lợi ích nhận được khi tự công bố sản phẩm

Khi đăng ký công bố chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền, sản phẩm đó sẽ được kiểm chứng nghiêm ngặt để xác nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy nên các sản phẩm đã được công bố khi đưa ra thị trường sẽ nhanh chóng tiếp cận, lấy được sự tin tưởng từ khách hàng. Từ đó tạo dựng được uy tín, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ, đẩy mạnh doanh số bán hàng, tăng doanh thu.

Ngoài ra tự công bố chất lượng sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm ổn định, cải tiến năng suất, tối giảm chi phí sản xuất.

 Đối tượng nằm trong danh sách tự công bố sản phẩm

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hiện có 2 hình thức là tự công bố và công bố. Và tùy theo từng đối tượng sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện công bố hoặc tự công bố chất lượng sản phẩm theo quy định của Nhà nước.

Đối tượng cần đăng ký bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm?

Theo điều 6 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, đối tượng cần đăng ký tự công bố chất lượng sản phẩm bao gồm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học
  • Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
  • Phụ gia sản phẩm có công dụng mới hoặc không nằm trong nhóm phụ gia được phép sử dụng, không đúng đối tượng theo quy định của Bộ y tế.

Đối tượng tự công bố chất lượng sản phẩm

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018, đối tượng nằm trong danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
  • Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất sử dụng trong nội bộ, không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài được miễn thực hiện tự công bố.

Thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm

Tương ứng với 2 hình thức công bố chất lượng sản phẩm thì quy trình và hồ sơ để thực hiện công bố cũng khác nhau.

Sau đây chúng tôi xin đưa ra quy trình thực hiện và thành phần hồ sơ chung dành cho tất cả sản phẩm thuộc nhóm đăng ký bản công bố và tự công bố.

Thủ tục công bố sản phẩm

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm

Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02

Giấy chứng nhận lưu hành từ do/ Giấy chứng xuất khẩu/ Giấy chứng nhận y tế cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài)

Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc các thành phần có trong sản phẩm

Giấy chứng nhận cơ thực hành tốt sản xuất hoặc giấy chứng nhận tương đương

tự công bố chất lượng sản phẩm
tự công bố chất lượng sản phẩm

Tự công bố chất lượng sản phẩm

Bản tự công bố chất lượng sản phẩm theo mẫu 01 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm được trong vòng 12 tháng tính từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ.

Quy trình đăng ký bản công bố sản phẩm

B1: Lập chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm phù hợp quy định. Chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ tài liệu

B2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đóng phí và lệ phí đầy đủ

B3: Cơ quan nhà nước tiếp nhận và thẩm định hồ sơ về tính hợp lệ và hợp pháp của mỗi tài liệu

B4: Tổ chức, cá nhân theo dõi quá trình thẩm định, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm định

B5: Nhận giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm từ cơ quan nhà nước

B6: Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm đó.

Tự công bố chất lượng sản phẩm

B1: Tổ chức, cá nhân tự công bố chất lượng sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các trang điện tử hoặc niêm yết công khai trực tiếp tại trụ sở. Đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ lên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được chỉ định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương

B2: Bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đó

B3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ sau đó đăng tải trên trang thông tin điện tử của họ.

Trong những sản phẩm bắt buộc phải thực hiện công bố chất lượng trước khi tiêu thụ trên thị trường được chia thành 3 nhóm sản phẩm chính đó là thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

Trong đó, ngoài những thành phần hồ sơ chung ứng với từng hình thức công bố chất lượng sản phẩm thì mỗi nhóm sản phẩm này còn cần phải có thêm tài liệu khác nữa. Bộ hồ sơ công bố đầy đủ để nộp lên cơ quan nhà nước của mỗi nhóm sản phẩm trên bao gồm:

Công bố thực phẩm

Bản công bố theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

Bản kê khai thông tin chi tiết về sản phẩm

Kế hoạch giám sát định kỳ

Mẫu sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ

Nội dung nhãn phụ sản phẩm

Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với các sản phẩm lần đầu tiên được nhập về Việt Nam

Giấy phép kinh doanh. Để có được giấy phép, nếu là thương nhân nhập khẩu từ nước ngoài phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm: đồ uống, sữa và sản phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng. Nếu là công ty sản xuất thì phải có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng chi tiết cụ thể sản phẩm sẽ được công bố theo dự kiến.

Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Công bố mỹ phẩm

Công bố mỹ phẩm gọi chính xác phải là đăng ký lưu hành mỹ phẩm. Không giống như những sản phẩm thông thường, việc đăng ký lưu hành mỹ phẩm hiện nay bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức online. Thành phần hồ sơ và quy trình đăng ký lưu hành mỹ phẩm như sau:

Thành phần hồ sơ 

  • Phiếu đăng ký lưu hành mỹ phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất/ chủ sở hữu sản phẩm
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu)
  • Bản thông tin và công thức thành phần của sản phẩm
  • Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử
  • Tài liệu khoa học chứng minh công dụng đặc biệt của sản phẩm
  • Tài liệu nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm
  • Cam kết về công thức không chứa chất cấm và tuân thử etheo giới hạn hàm lượng các chất bị hạn chế theo công thức đã công bố

Quy trình thực hiện

  • Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục công bố mỹ phẩm theo quy định
  • Tiến hành đăng ký tạo tài khoản trên hệ thống cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm sau đó nộp hồ sơ online
  • Sau khi tổ chức, cá nhân xác nhận nộp hồ sơ, hồ sơ sẽ được chuyển đến chuyên viên kiểm tra để thẩm định về tính hợp lệ và hợp pháp. Nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ có thông báo trả kết quả
  • Tổ chức, cá nhân nhận kết quả công bố lưu hành mỹ phẩm

Công bố thực phẩm chức năng

  • Bản đăng ký công bố thực phẩm chức năng được soạn theo Mẫu số 02 Nghị định 38/2012/NĐ-CP
  • Bản kê khai thông tin sản phẩm soạn theo Mẫu số 03b Nghị định 38/2012/NĐ-CP
  • Giấy chứng nhận sản phẩm lưu hành tự do
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm chức năng có đầy đủ chỉ tiêu kiểm nghiệm bắt buộc theo từng sản phẩm theo quy định, thời gian trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ công bố
  • Bản kế hoạch giám sát định kỳ
  • Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
  • Tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc công dụng của mỗi thành phần tạo nên sản phẩm

Một số lưu ý trong quá trình tự làm công bố sản phẩm.

Để quá trình làm thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hạn chế tối đa khó khăn vướng mắc thì doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:

Trường hợp các nhân, tổ chức có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên mà sản xuất cùng sản phẩm thì chỉ cần nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước tại nơi đặt cơ sở sản xuất.

Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch thuật sang tiếng Việt đã được công chứng.

Sau khi công bố mà cần đổi tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm thì phải tự công bố lại. Các thay đổi khác có thể thông báo bằng văn bản gửi lên cơ quan quản lý nhà nước.

Trong hồ sơ nộp đến cơ quan nhà nước để tự công bố chất lượng sản phẩm phải có tài liệu đi kèm có hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ để chứng minh rằng doanh nghiệp đã và đang hoạt động. Tất cả tài liệu không còn hiệu lực sẽ bị trả về và không giải quyết dưới mọi lý do

Tìm hiểu thật kỹ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm trước khi tiến hành công bố đã dạt chuẩn chất lượng để tránh sai sót gây bất lợi về sau.

Tự công bố sản phẩm đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng trong quá trình làm hồ sơ sẽ gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến các thủ tục pháp lý. Vậy nên nếu bạn chưa nắm chắc những thủ tục làm hồ sơ tự công bố thì có thể lựa chọn dịch vụ nhận tư vấn, hỗ trợ để hoàn tất trong thời gian sớm nhất.

Dịch vụ hỗ trợ tự công bố chất lượng sản phẩm tại Luật Trần và Liên Danh 

Với dịch vụ công bố, quý khách sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sau đây:

  • Tư vấn toàn bộ vấn đề pháp lý liên quan đến mỗi sản phẩm
  • Hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị các tài liệu pháp lý, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đầy đủ, chính xác nhất
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và đóng phí lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hồ sơ nhanh chóng được chấp thuận
  • Nhận kết quả và trả kết quả cho khách hàng

Dịch vụ công bố sản phẩm là giải pháp hữu hiệu dành đối với tất cả doang nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay.

Tuy nhiên mỗi đơn vị dịch vụ có cách làm việc, tiến độ thực hiện, mức giá khác nhau, chúng ta nên chọn đơn vị dịch vụ nào để vừa đảm bảo chất lượng tốt, vừa đảm bảo giá cả phải chăng nhất?

Trên đây là bài viết của Luật Trần và Liên Danh về vấn đề tự công bố chất lượng sản phẩm nếu còn thắc mắc hay vấn đề gì cần hiểu rõ thì quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139