Hồ sơ thay đổi cổ đông sáng lập

hồ sơ thay đổi cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập là người đứng ra sáng lập góp vốn thành lập lên công ty. Nhưng trong quá trình hoạt động có thể dẫn tới việc thay đổi thông tin của các cổ đông, hoặc có sự thay đổi về số lượng cổ phần… khi đó doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục gì với Sở kế hoạch và đầu tư? hồ sơ thay đổi cổ đông sáng lập bao gồm giấy tờ gì? Đây là một câu hỏi đặt ra đối với nhiều doanh nghiệp.

Cổ đông sáng lập

Căn cứ pháp lý:Luật Doanh nghiệp 2020 Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập.

Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Quyền của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Cổ đông sáng lập là người sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Nên cũng có các quyền giống cổ đông phổ thông.

Tuy nhiên, cổ đông sáng lập cũng có các quyền riêng. Theo quy định pháp luật, cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy, cổ đông sáng lập có số phiếu biểu quyết cao hơn so với các cổ đông phổ thông khác.

Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm. Kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

Tương tự như quyền của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần cũng có các nghĩa vụ giống cổ đông phổ thông.

Cổ đông sáng lập cũng có các nghĩa vụ riêng phải tuân thủ: 

Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.

Cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác.

Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất cứ ai.

Trường hợp nào phải thay đổi thông tin cổ đông sáng lập?

Quy định tại Điều 31 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về các trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Như vậy đối với các công ty cổ phần chưa niêm yết thì trong vòng 10 ngày kể từ khi thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập doanh nghiệp cần thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh. Cụ thể tại điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập như sau:

Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết:
Cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 2 Điều này, công ty gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Theo quy định cũ trước đây nếu thông tin cổ đông sáng lập bị thay đổi do cổ đông đó chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì công ty chỉ phải gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh, nếu cổ đông đó chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ không còn là cổ đông của công ty và bị xóa tên khỏi danh sách cổ đông (Kể từ ngày 10/10/2018 chỉ thay thổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp không góp vốn hoặc chưa góp đủ).

hồ sơ thay đổi cổ đông sáng lập
hồ sơ thay đổi cổ đông sáng lập

Hồ sơ thay đổi thông tin cổ đông sáng lập

Theo quy định đã nêu trên, trong trường hợp cổ đông sáng lập không thanh toán thì sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty. Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập trong trường hợp chưa thanh toán sẽ bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Danh sách thông tin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp
Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận 1 cửa Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua mạng (tại Hà Nội nộp hồ sơ qua mạng)
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc không tính thứ 7, CN và ngày lễ theo quy định pháp luật.

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Chuyển nhượng CPPT của cổ đông sáng lập được quy định như sau:

Cổ phần phổ thông cổ đông đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng CPPT của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ vào quy định này, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh được chuyển nhượng theo cách thức sau:

– Cổ đông sáng lập tự do chuyển nhượng CPPT này cho cổ đông sáng lập khác;

– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng CPPT của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;

 – Sau thời hạn năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp cho người không phải là cổ đông sáng lập.  

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 4 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, các hạn chế đối với cổ phần của cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Căn cứ vào quy định này, cổ phần phổ thông mà Cổ đông sáng lập có thêm sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp được tự do chuyển nhượng được tự do chuyển nhượng cho người khác.

Các câu hỏi về thay đổi cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập thay đổi thông tin giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu có cần thay đổi thông tin?

Không cần, hiện tại chỉ duy nhất trường hợp cổ đông sáng lập không góp vốn mới có thể thay đổi thông tin

Luật không cho phép thay đổi thông tin cổ đông sáng lập nhưng doanh nghiệp vẫn có nhu cầu thay đổi thông tin thì làm như thế nào?

Luật chỉ quy định thay đổi thông tin CĐSL trong trường hợp không góp đủ vốn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có thể thay đổi thông tin cổ đông sáng lập bằng cách chuyển đổi loại hình thành công ty TNHH sau đó chuyển đổi ngược lại thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, việc này chỉ là trên lý thuyết, thực tế doanh nghiệp không nên thực hiện vì điều này không có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

Ngoài ra, trong trường hợp thay đổi thông tin cổ đông dẫn tới thay đổi vốn điều lệ thì công ty thực hiện đồng thời cả thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty.

Tại sao không thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong các trường hợp khác?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”.

Do vậy, khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần thì sẽ không đủ điều kiện là cổ đông sáng lập theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 do không “sở hữu ít nhất một cổ phần”.

Từ ngày 10/10/2018 việc thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện còn 2 trường hợp: “trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua”. 

Có thể thấy, theo quy định mới này khi các cổ đông sáng lập đã góp đủ vốn theo quy định thì sẽ được ghi nhận “mãi mãi” trong vòng đời của công ty cổ phần đó kể cả chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế.

Trên đây là toàn bộ nội dung về hồ sơ thay đổi cổ đông sáng lập.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của Luật Trần và Liên Danh qua HOTLINE.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139