Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới năm 2022

thủ tục đóng cửa công ty

Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới là hành vi pháp lý được xem là “giấy khai sinh” của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh Nghiệp Số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021

Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021

Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018

Và các văn bản pháp luật liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp khác.

Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả thành lập doanh nghiệp

Cơ quan thụ lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanhSở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở
Hiện nay, với mục tiêu số hóa thủ tục thành lập công ty, có rất nhiều Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành Phố đã khuyến khích doanh nghiệp thành lập mới thực hiện việc nộp đơn đăng ký doanh nghiệp qua website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để rút ngắn thời gian thực hiện hồ sơ, hạn chế đi lại.
Criminal Defense Lawyer Brampton
thành lập công ty năm 2021

Chuẩn bị thông tin thành lập công ty

Bước 1:

Lựa chọn loại hình công ty định thành lập. Với Luật Doanh Nghiệp 2020, có 5 loại hình công ty cho khối doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có 3 loại hình công ty phổ biến thường được đăng ký, đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1TV – có 1 thành viên, do 1 cá nhân làm chủ); công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Công ty TNHH 2TV – có từ 02 đến 50 thành viên) và công ty cổ phần (Công ty CP – có từ 03 thành viên trở lên). Bạn phải xác định được loại hình công ty mà bạn muốn thành lập, trước khi chuẩn bị các bước tiếp theo.

Bước 2: 

Xác định thông tin cá nhân của chủ sở hữu/thành viên công ty hoặc cổ đông. Xác định người đại diện theo pháp luật và chức danh cụ thể của người đại diện theo pháp luật. (Giám đốc/Tổng giám đốc)

Mỗi thành viên góp vốn phải chuẩn bị 1 bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu). Thời hạn sao y, chứng thực giấy tờ tùy thân không được vượt quá 03 tháng.

Bước 3: 

Chuẩn bị tên công ty. Hiện tại, tên công ty/doanh nghiệp đã được đồng bộ hóa  dữ liệu trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Việc đăng ký tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn sẽ không được chấp thuận khi đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: 

Xác định vốn điều lệ của công ty. Tùy thuộc vào ngành nghề và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng bạn, hãy đăng ký vốn điều lệ phù hợp. Vốn điều lệ không chỉ ảnh hưởng đến năng lược hoạt động của công ty bạn (về mặt pháp lý) mà còn ảnh hưởng đến số thuế môn bài phải nộp hằng năm. Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống, lệ phí môn bài: 2tr/năm. Trên 10 tỷ, lệ phí môn bài: 3tr/nă

Bước 5: 

Xác định địa chỉ trụ sở chính. Địa chỉ trụ sở chính phải thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính khi đăng ký thành lập công ty phải rõ ràng từ mức địa chỉ cấp 4, bao gồm: số nhà, tên đường/thôn/xóm/ấp – Xã/phường/Thị trấn – Quận/Huyện/Thị Xã/Thành phố trực thuộc tỉnh – Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 6: 

Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được đăng ký không hạn chế các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề phải được mã hóa và đăng ký theo mã ngành cấp 4 đã được quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg. 

Bước 7: 

Ngoài ra, theo Luật Doanh Nghiệp 2020 có quy định, khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký số điện thoại công ty. Số điện thoại này có thể là số điện thoại bàn hoặc số điện thoại di động.

Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ mở công ty sẽ bao gồm những mẫu biểu  được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020; Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, sẽ có những mẫu biểu khác nhau. Nhưng cơ bản, sẽ bao gồm những mẫu biểu sau:

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định);
• Dự thảo điều lệ công ty TNHH 1 thành viên người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản); 
• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:

• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (1 bản theo mẫu qui định);
• Dự thảo điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên được tất cả các thành viên và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản); 
• Danh sách thành viên ( 1 bản);
• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên (đối với thành viên là cá nhân). ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
• Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, GCNĐKKD hoặc giấy tờ tương đương khác;

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
• Dự thảo Điều lệ công ty;
• Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
• Đối với cổ đông sáng lập là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; GCNĐKKD hoặc giấy tờ tương đương khác

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Trong đó phải theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Vì vậy, sau khi đã hoàn thành hai thủ tục nói trên, doanh nghiệp ủy quyền cho văn phòng luật sư hoặc có thể trực tiếp đến cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình. Nội dung con dấu phải có: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành con dấu và trước khi sử dụng con dấu doanh nghiệp phải gửi mẫu con dấu đến Phòng đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Các bước sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + mã số thuế + con dấu; nhiều chủ doanh nghiệp. Nhất là các bạn trẻ khởi nghiệp; cho rằng như vậy là đã hoàn tất các điều kiện thủ tục thành lập công ty. Ngay lập tức dồn hết tâm trí vào niềm đam mê của mình cũng như các công việc chuẩn bị khác như khách hàng, thị trường, tiếp thị… để nhanh chóng có doanh thu mà “vô tình” quên thực hiện một số thủ tục sau đó. Dẫn đến bị cơ quan quản lý thuế kiểm tra và phạt hành vi hoặc bị đóng mã số thuế. Chính vì vậy bạn chớ nên bỏ sót những công việc sau đây nhé!

Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

Nội dung bảng hiệu công ty gồm:
 
• Tên doanh nghiệp;
 
• Mã số doanh nghiệp;
 
• Địa chỉ công ty.

Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng điện tử.

Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Mỗi tài khoản sử dụng đều có một cặp khóa bao gồm: Khóa Công khai và Khóa Bảo mật. Khóa Công khai dùng để thẩm định Chữ ký số, xác thực người dùng của Chữ ký số. Khóa Bảo mật dùng để tạo Chữ ký số.
Hiện nay, các doanh nghiệp coi Chữ ký số như một công nghệ xác thực; đảm bảo an ninh; đảm bảo an toàn cho giao dịch qua internet. Giải quyết toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký; giúp doanh nghiệp yên tâm với giao dịch của mình. 

Nộp tờ khai thuế môn bài.

• Thời hạn nộp tờ khai:
+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh;
+ Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.

Nộp thuế môn bài cho năm nay.

• Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp được quy định như sau:
+ Mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống ;
+ Mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ.
• Thời hạn nộp thuế môn bài
+ Năm đầu thành lập: Trong vòng 30 ngày sau khi có giấy đăng ký kinh doanh; đã nộp Tờ khai môn bài
+ Các năm tiếp theo: Trước ngày 30/01 hàng năm.

Mở tài khoản ngân hàng của công ty

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để mở tài khoản ngân hàng;

Hồ sơ bao gồm:

• Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh ( 01 bản)

• Quyết định bổ nhiệm giám đốc do người đại diện pháp luật ký và đóng dấu ( 01 bản)

• Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng do người đại diện pháp luật ký và đóng dấu ( 01 bản)

• Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật ( 01 bản)

• Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của kế toán trưởng ( 01 bản)

• Giấy đăng ký mở tài khoản 

Bước 2: Mang hồ sơ đã soạn ở bước 1, con dấu công ty đến ngân hàng và hoàn tất thủ tục theo hướng dẫn của ngân hàng.

Bước 3: Nhận mã số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đóng tiền ký quỹ trong tài khoản ngân hàng, số tiền tùy theo từng ngân hàng quy định.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Luật Sư Trần! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139