1. Khái niệm thời hiệu thi hành bản án

Về nguyên tắc, các bản án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, cho nên các các Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan Công an phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình và phải phối hợp chặt chẽ với nhau để bảo đảm những người bị kết án phải thi hành đầy đủ các quyết định của bản án.

Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có một số trường hợp do thiếu sót của các cơ quan thi hành án, có một số bản án bị bỏ quên hoặc bị thất lạc, không được thi hành. Nếu trong một thời gian dài, người bị kết án đã làm ăn lương thiện, không phạm tội mới, không trốn tránh pháp luật, thì không cần thiết phải bắt họ thi hành bản án nữa. Vì vậy, pháp luật quy định thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn bản án có hiệu lực thi hành, trường hợp khi hết thời hạn đó, nếu chưa thi hành thì không được thi hành nữa. Ngược lại, nếu trong một thời gian dài, người bị kết án vẫn thực hiện hành vi phạm tội mới, trốn tránh pháp luật, không ăn năn hối cải nhưng luôn biệt tích và trốn thoát. Chắc chắn người đó sẽ vẫn bị kết án theo quy định của Bộ luật này. Quy định đó thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta đối với người bị kết án.

Theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

2. Xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự

Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:

a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.

4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Theo đó, thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

Theo khoản 2 quy định về thời hạn cụ thể mà ngoài thời hạn đó, bản án hình sự không còn hiệu lực thi hành đối với người bị kết án. Các thời hạn được xác định ở đây có thể là 05 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm tương ứng với loại và mức hình phạt được áp dụng cho người phạm tội. Cụ thể, thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định đối với người bị kểt án như sau:

a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

3. Tình huống thực tiễn xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự

Khách hàng: Kính thưa Luật sư, một người bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm và một người bị phạt tù 15 năm thì thời hiệu thi hành bản án của họ là bao nhiêu năm ạ?

Xin cảm ơn!

Thời hiệu thi hành bản án hình sự
Thời hiệu thi hành bản án hình sự

Chào bạn, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

thứ nhất, thời hiệu thi hành bản án hình sự theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định rằng đó là thời hạn mà khi hết thời hạn đó người bị kết án hoặc pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên. Tức là sau một khoảng thời gian nhất định đã quy định này thì cá nhân hoặc pháp nhân thương mại sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự (khung hình phạt) mà Tòa án đã tuyên.

Đối với một người bị phạt cải tạo không giam giữ, tức là người đó phạm tội ít nghiêm trọng (là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm).

Người chịu hình phạt 15 năm tù tức là người này phạm tội thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng (là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù) hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình).

Vậy đối với hai mức hình phạt này hoàn toàn khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Vì vạy thời hiệu để thinhành bản án hình sự của hai loại tội này cũng khác nhau theo điều sau.

Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:

a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.

4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Theo khoản 2 điều luật, thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:

a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Vậy đối với cải tạo không giam giữ thời hiệu thi hành bản án hình sự là 05 năm; đối với các trường hợp xử phạt tù đến 15 năm thời hiệu thi hành bản án hình sự là 10 năm.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Trân trọng!

4. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự

Theo Điều 61 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 61. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án

Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, khoản 3 và khoản 4 Điều 353, khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

Theo Điều 61 bộ luật này quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án.
Theo đó, Chương XIII Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm:

1) Tội phản bội Tổ quốc;

2) Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

3) Tội gián điệp;

4) Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;

5) Tội bạo loạn;

6) Tội hoạt động phỉ;

7) Tội khủng bố;

8) Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

9) Tội phá hoại chính sách đoàn kết;

10) Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

11) Tội phá rối an ninh;

12) Tội chống phá trại giam;

13) Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyển nhân dân.

Hình phạt được quy định cho tội xâm phạm an ninh quốc gia rất nghiêm khắc, đa số các tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Chương XXVI Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
 
Khoản 3, khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về các tội tham ô tài sản

“Điều 353. Tội tham ô tài sản

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên…”

Khoản 3, khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội nhận hối lộ, đây là trường hợp loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định.

“Điều 354. Tội nhận hối lộ

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên…”

=> Các chương và điều luật trên sẽ không có thời hiệu thi hành bản án.
Theo Điều 60 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không có hiệu lực đối với các tội phạm này. Người bị kết án về tội phạm thuộc các tội phạm này không bao giờ và không vì lý do gì được loại trừ nghĩa vụ chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật đã tuyên vì đây là những tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho an ninh quốc gia hoặc an ninh thế giới hoặc là những tội tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. Việc thi hành bản án đã tuyên đối với người bị kết án về các tội phạm này dù ở thời điểm nào cũng có tác dụng phòng ngừa riêng cũng như phòng ngừa chung. Nội dung quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật hình sự quốc tế.

5. Trường hợp không xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự trên thực tế

Khách hàng: Kính thưa Luật sư, một người phạm tội gián điệp là người đó thực hiện những công việc gì ạ? người phạm tội gián điệp có được áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự không ạ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, tội gián điệp được quy định như sau:

Điều 110. Tội gián điệp

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.

Như vậy theo khoản 1 Điều luật, khi một người có các hành vi sau đây thì sẽ được coi là người gián điệp:

a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ hai, theo Điều 61 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 61. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án

Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, khoản 3 và khoản 4 Điều 353, khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

Theo chương XII điều luật này, quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Mà tội gián điệp là một trong những tội đó, vì vậy tội gián điệp sẽ không được áp dụng thời hiệu thi hành bản án theo quy định pháp luật.

Trân trọng!