Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiện nay tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vấn đề thường xuyên xảy ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, các hoạt động thương mại quốc tế đang dần phát triển ở Việt Nam như hiện nay. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, mang yếu tố nước ngoài, bị tác động bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật mà không phải ai cũng nắm được.

Căn cứ pháp lý

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.

Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010.

Nội dung phân tích

Theo thông tin mà bạn cung cấp, giữa thương nhân A (trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của Fuji Trading Copany) – bên bán có ký hợp đồng với đối tác B người Việt Nam có trụ sở tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (do phó giám đốc X theo giấy ủy quyền hợp pháp ngày 20 tháng 2 năm 2011) – bên mua về việc mua bán lô hàng 10.000 tấn phân bón Urê theo giá 450 USD/tấn FOB cảng YOKOHAMA. Theo thỏa thuận bên bán sẽ có nghĩa vụ thuê tàu mà chi phí tính vào tài khoản của bên mua. Thời gian giao hàng chậm nhất 30 ngày sau ngày hợp đồng được ký.

Nhưng sau khi hàng hóa được tập kết ở cảng một thời gian, tàu hàng vẫn không đến, do vậy bên bán đề nghị bên mua kéo dài thời hạn giao hàng, bên mua không đồng ý. Hai bên có thỏa thuận, nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết. Nhưng vụ việc bị trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam từ chối giải quyết, nên bên bán quyết định khởi kiện tại tòa án Việt Nam.

Tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”. 

Như vậy, khi thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu (thỏa thuận trọng tài thuộc một trong hợp quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại: Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài;  người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định của pháp luật; một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu; thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật) thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Bên A – bên bán – phía Nhật Bản đã quyết định khởi kiện ra Tòa án tại Việt Nam. Điều này là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

Trở lại hợp đồng đã được giao kết giữa thương nhân A và đối tác B người Việt Nam. Theo thỏa thuận giữa các bên, bên bán – bên A sẽ có nghĩa vụ thuê tàu mà chi phí tính vào tài khoản của bên mua. Thời gian giao hàng chậm nhất 30 ngày sau ngày hợp đồng được ký. Nhưng sau khi hàng hóa được tập kết ở cảng một thời gian, tàu hàng vẫn không đến, do vậy bên bán đề nghị bên mua kéo dài thời hạn giao hàng, bên mua không đồng ý.

Tại Khoản 2 Điều 36 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó”. Bên bán có nghĩa vụ thuê tàu chở lô hàng về cho bên mua. Tuy nhiên, khi hàng hóa được tập kết ở cảng một thời gian rồi mà tàu hàng vẫn không đến. Việc tàu hàng không tới sẽ dẫn tới việc thời gian giao hàng sẽ bị chậm. Như vậy, bên bán đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Do thông tin bạn cung cấp không nói rõ lý do vì sao tàu chở hàng không tới đúng thời gian như thỏa thuận giữa bên bán và bên chở hàng.

Nếu bên chở hàng không phải vì lý do bất khả kháng mà không thể đến đúng thời điểm đã thỏa thuận với bên bán thì bên bán có thể yêu cầu bên chở hàng bồi thường việc bên chở hàng không tới đúng hẹn.  Và trong trường hợp này, bên bán sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên mua.

Nếu bên chở hàng do rơi vào trường hợp bất khả kháng nên không thể tới đúng theo thỏa thuận với bên mua thì trong trường hợp này, bên chở hàng sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng này. Trong trường hợp này bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về việc hàng không thể giao kịp do trường hợp bất khả kháng và sẽ không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng này.

Khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về sự kiện bất khả kháng như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Sự kiện này xẩy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới.

Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.

Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đưa những sự kiện xẩy ra cho chính bản thân mình là sự kiện bất khả kháng như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng… là sự kiện bất khả kháng để hưởng chế độ miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Về mặt lý luận thì các sự kiện này không đương nhiên được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không thỏa thuận.

Như vậy về mặt nguyên tắc chung, sự kiện bất khả kháng có những đặc điểm sau đây:

– Là sự kiện khách quan xẩy ra sau khi ký hợp đồng;

– Là sự kiện xẩy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng;

– Là sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể dự đoán và khống chế được.

Bạn có thể căn cứ vào những thông tin trên để xác định xem lý do mà bên vận chuyển đưa ra có phải là trường hợp bất khả kháng không.

Như vậy, nếu bên bán – bên công ty bạn chứng minh được việc bên bạn giao hàng không đúng thời hạn là do sự kiện bất khả kháng thì bên bạn sẽ không phải bồi thường. Ngược lại, nếu bên bạn không chứng minh được có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên công ty bạn sẽ phải bồi thường cho bên mua.

tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Các tranh chấp phổ biến của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong quan hệ hợp tác giữa 2 bên trong đó có 1 bên là thương nhân có yếu tố nước ngoài xảy ra tranh chấp. Và hiện nay, các tranh chấp phổ biến của HĐ MBHH quốc tế có thể kể đến như:

Tranh chấp HĐ MBHH quốc tế liên quan đến điều khoản giao hàng: địa điểm giao hàng, thời hạn giao hàng, hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, giao thiếu hàng, bàn giao chứng từ…

Tranh chấp liên quan tới giao nhận trong HĐ MBHH quốc tế.

Tranh chấp do sự kiện bất khả kháng đã được liệt kê hoặc chưa được liệt kê trong hợp đồng.

Tranh chấp do có sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán, pháp luật…

Tranh chấp do có sự thay đổi về điều kiện thực hiện hợp đồng.

Đặc biệt, trường hợp thường xuyên xảy ra nhất đó là tranh chấp HĐ MBHH quốc tế do một trong các bên vi phạm hợp đồng, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận theo hợp đồng.

Phương pháp giải quyết tại Trọng tài thương mại

Giải quyết tại trọng tài thương mại là đặc điểm điển hình trong lĩnh vực thương mại bởi do tính linh hoạt, tạo quyền chủ động giữa các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo bí mật. Nếu các bên chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể chọn loại trọng tài thiết chế (Institutional Arbitration) hoặc loại trọng tài vụ việc (Ad hoc Arbitration). Tùy theo mức độ phức tạp và những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn mà các bên có thể chọn loại trọng tài. Kết quả của phương thức trọng tài là phán quyết trọng tài.

Căn cứ vào Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp sau:

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Bên cạnh đó, dựa vào Điều 5, Điều 18 của luật này, điều kiện để tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài là:

Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Thỏa thuận không được vô hiệu: tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài; người thỏa thuận không có thẩm quyền, năng lực hành vi dân sự; hình thức xác lập của thỏa thuận không phù hợp với quy định, vi phạm điều cấm của Luật.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân

Ngoài việc lựa chọn Trọng tài là cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế thì Tòa án cũng là cơ quan được nhiều chủ thể trong giao dịch thương mại lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Căn cứ vào Điều 17; khoản 3, khoản 4 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 Tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết tại Tòa án Nhân dân (TAND) trong các trường hợp sau:

Trường hợp hai bên không thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài hoặc thỏa thuận vô hiệu thì TAND có thẩm quyền giải quyết.

Các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài nhưng cơ quan trọng tài đó đã chấm dứt hoạt động, trọng tài viên từ chối giải quyết vụ việc mà không lựa chọn người thay thế.

Quy tắc tố tụng được các bên lựa chọn khác với quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài được lựa chọn và trung tâm không cho phép áp dụng quy tắc của trung tâm khác.

Người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài.

Việc giải quyết các tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan như Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự…

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139