Thành lập trung tâm ngoại ngữ. Góp phần tăng cường đầu tư nước ngoài là một trong những chính sách quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam, được coi là đòn bẩy kinh tế để hội nhập và thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Trung tâm ngoại ngữ là gì? Ai có thể thành lập trung tâm ngoại ngữ?
Theo Điều 2 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định về trung tâm ngoại ngữ, tin học như sau:
Trung tâm ngoại ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Cũng tại quy định này, trung tâm ngoại ngữ, tin học được phân thành các loại sau:
– Trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài Khoản riêng.
– Trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng.
– Trung tâm ngoại ngữ, tin học có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.
Như vậy, dựa vào định nghĩa và các hình thức tổ chức của trung tâm ngoại ngữ, ta thấy đối tượng có quyền được thành lập trung tâm ngoại ngữ có thể là Nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp vốn một phần và đều phải đảm bảo các Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ
Theo khoản 20 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự thành lập và cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập đối với trung tâm ngoại ngữ như sau:
* Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm:
– Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;
– Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
– Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
*Trình tự thực hiện như sau:
– Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học:
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra theo quy định;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ được quy định như sau:
– Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học trong khuôn viên nhà trường;
– Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc;
– Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường và các trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều kiện, thủ tục để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục
Khi được cấp phép thành lập, trung tâm ngoại ngữ muốn hoạt động giáo dục phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục như sau:
* Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục quy định tại khoản 21 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP như sau:
“21. Sửa đổi, bổ sung Điều 48 như sau:
Điều 48. Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.”
* Thủ tục để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục
– Hồ sơ quy định tại khoản 22 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP gồm có:
+ Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
+ Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp;
+ Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;
+ Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm.
– Trình tự thực hiện được quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
+ Trung tâm ngoại ngữ, tin học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trung tâm;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do.
* Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục được quy định tại khoản 22 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP như sau:
+ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP);
+ Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.
Như vậy, trung tâm ngoại ngữ có thể do Nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp vốn một phần, phải đảm bảo các Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Khi muốn thành lập trung tâm ngoại ngữ, các đối tượng trên phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định.
Loại hình trung tâm ngoại ngữ
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2018 quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, trung tâm ngoại ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân.
Những loại trung tâm ngoại ngữ nào?
Có 3 loại hình trung tâm ngoại ngữ
Trung tâm ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:
Loại hình trung tâm ngoại ngữ công cộng: Do Nhà nước thành lập và đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Có tư cách pháp nhân với con dấu và tài khoản riêng.
Loại hình trung tâm ngoại ngữ tư nhân: Do tổ chức, cá nhân trong nước thành lập và đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Loại hình trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài: Cá nhân, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp toàn bộ hoặc một phần vốn để thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các loại hình trung tâm ngoại ngữ.
Tổ chức và triển khai các chương trình đào tạo nâng cao năng lực ngoại ngữ. Đáp ứng nhu cầu của người học.
Tuyển dụng và quản lý người học.
Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn tài liệu giảng dạy. Đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với người học.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ do trung tâm tổ chức. Tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ của hệ thống giáo dục quốc dân. Khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện các công việc liên quan như dịch thuật, phiên dịch, lập trình, cài đặt phần mềm.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên của trung tâm.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu và phát triển cho trung tâm, nâng cao chất lượng giáo dục.
Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
Xác định và công khai mức thu học phí theo khóa học của người học phù hợp với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Xây dựng nội quy, quy chế về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc trung tâm. Quản lý, tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chiến lược phát triển của trung tâm.
Quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm và được hưởng các chính sách hỗ trợ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục thành lập, cho phép thành lập, hoạt động, sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể và tên gọi của các loại hình trung tâm ngoại ngữ
Thủ tục thành lập và cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ; thủ tục để trung tâm hoạt động; thủ tục sáp nhập, tách, tạm ngừng hoạt động, giải thể các trung tâm được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tên của trung tâm ngôn ngữ được đặt theo các nguyên tắc sau:
a) Trung tâm Ngoại ngữ + Tên riêng;
b) Tên gọi của trung tâm không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó; không sử dụng từ ngữ, biểu tượng vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trung tâm ngoại ngữ có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng ngoại ngữ thông thường khác) với nội dung tương đương.
Tên trung tâm ngoại ngữ được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, bảng hiệu và giấy tờ giao dịch của trung tâm.
Mọi thông tin thành lập trung tâm ngoại ngữ xin vui lòng liên hệ Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết.