Bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác 2023 bị xử lý như thế nào? Có rất nhiều người vin vào quyền “tự do ngôn luận” để bôi nhọ, nói xấu người khác. Hành vi xúc phạm danh dự người khác bị xử lý thế nào?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi quyền xúc phạm danh dự người khác như thế nào? theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015, công dân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, cụ thể: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Theo đó, tùy vào nội dung của lời nói xấu là gì, mức độ ảnh hưởng ra sao mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?
Pháp luật Việt Nam bảo vệ danh dự nhân phẩm cho mỗi công dân, cụ thể: Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm; điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định như sau: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên vẫn có nhiều người xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh sự của người khác bằng các hành vi, cử chỉ, lời nói bôi nhọ. Vậy, Bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?
Những người có hành vi xúc phạm danh dự người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính tùy tính chất, mức độ của hành vi như đã nói ở mục 1.
Tội Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào?
Từ “tội” được dùng trong lĩnh vực hình sự. Khi đã dùng từ “tội” có nghĩa hành vi đó đã cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định các tội danh về xâm phạm danh dự người khác như sau:
Tội làm nhục người khác
Điều 155. Tội làm nhục người khác
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mặt khách quan của tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Tội vu khống
Điều 156. Tội vu khống
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
=> Mặt khách quan của tội vu khống là phải có hành vi bịa đặt những thông tin sai trái về người bị hại
Tuy nhiên, khi xét đến trách nhiệm hình sự của một người cần lưu ý đến các vấn đề sau:
Những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Xúc phạm danh dự người khác có đi tù không?
Phạt tù chính là một trong những hình phạt chính được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi xúc phạm danh dự người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (phạt tù hoặc phạt tiền tùy theo khung hình phạt của hành vi đó) nếu thỏa mãn các mô tả về cấu thành tội phạm được trình bày tại mục 2 bài này.
Bôi nhọ danh dự người khác trên MXH bị xử lý hình sự không?
Như đã phân tích tại mục 3, chỉ khi đáp ứng được các cấu thành tội phạm được miêu tả (mục 2 bài này đã trích dẫn) thì một hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự
“Địa điểm” bôi nhọ danh dự người khác không phải là một yếu tố cấu thành các tội danh về xâm phạm danh dự người khác => Bôi nhọ danh dự người khác trên MXH sẽ bị xử lý hình sự nếu nó có những hành vi, hậu quả được miêu tả tại mục 2 (ví dụ: đưa các tin bịa đặt về đời tư, công tác của chiến sỹ công an nhân dân đang làm nhiệm vụ khiến gia đình đồng chí chiến sỹ bị “khủng bố”)
Xử phạt hành chính bịa đặt, vu khống bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác
Khi hành vi vu khống bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác chưa đủ cấu thành tội phạm thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Xử phạt hành chính hành vi bịa đặt, nói xấu người khác theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình và Điều 60. Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình
Căn cứ quy định trên, những người hàng xóm có thói quen thường xuyên nói xấu người khác có thể bị phạt đến 3.000.000 đồng đối với hành vi này.
Hành vi |
Mức xử phạt |
Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ, người trong gia đình. |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu TNHS. |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
Hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình |
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
Mẫu đơn tố cáo tố cáo xúc phạm danh dự
Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự, lăng mạnhân phẩm là mẫu đơn dùng khi có hành vi vi phạm những quy định của BLHS gây hậu quả nghiêm và đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Chi tiết cấu thành tội danh xem tại đây: Thủ tục tố cáo hành vi làm nhục người khác
Đây là một tội phạm cũng khá phổ biến, tuy nhiên trên thực tế rất khó có thể xác định được hành vi đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay chưa. Việc xác định như thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng, trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các bạn có thể tham khảo tại đây: Luật sư tư vấn pháp luật hình sự
Mẫu đơn tố cáo hành vi làm nhục người khác cũng như những đơn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác và có một số nội dung chính sau:
Quốc hiệu tiêu ngữ;
Ngày tháng năm làm đơn;
Tên đơn;
Cơ quan tiếp nhận, giải quyết đơn;
Người tố cáo, thông tin của người tố cáo;
Nội dung tố cáo hành vi làm nhục, xúc phạm danh dự người khác;
Yêu cầu của người tố cáo đối với nội dung tố cáo;
Chứng cứ kèm theo nếu có;
Người làm đơn ký tên.
Một số lưu ý khi làm đơn tố xúc phạm danh dự nhân phẩm
Việc điều tra, xác định có hay không hành vi phạm tội là công việc của cơ quan điều tra, cơ quan chức năng. Tuy nhiên, trước khi làm đơn tố cáo về tội danh Làm nhục người khác với hành vi xúc phạm danh dự thì chúng ta cũng cần nắm một số lưu ý:
Pháp luật quy định về tội danh như thế nào, hành vi khách quan thể hiện đã đúng với những hành vi mà pháp luật mô tả chưa;
Người phạm tội có đủ năng lực TNHS không;
Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối tố cáo là cơ quan nào;
Khi soạn đơn, chúng ta nên trình bày đơn theo hình thức cơ bản của văn bản bao gồm những yếu tố cơ bản như quốc hiệu tiêu ngữ, tên đơn, tên người làm đơn, địa chỉ liên hệ, thông tin người làm đơn;
Đơn phải được viết bằng tiếng phổ thông, hạn chế tối đa sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương khi trình bày;
Nội dung đơn trình bày phải có đầu đuôi, diễn tả hành vi phạm tội theo trình tự không gian thời gian để căn cứ vào đó, cơ quan chức năng xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành xem xét, thẩm định đơn theo quy định.
Những lưu ý trên để giúp chúng ta có thể thực hiện thủ tục tố cáo, đảm bảo quyền xúc phạm danh dự người khác một cách hiệu quả, tránh gây mất thời gian, công sức mà hiệu quả công việc đem lại không cao.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline của Công ty luật uy tín để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!