Xây dựng là ngành nghề phổ biến trong xã hội bởi trước xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển như hiện nay, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng. Xây dựng là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Vậy làm thế nào để tạo lập và phát triển một công ty xây dựng hiệu quả. Tự hào là công ty có chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn các bước thành lập công ty xây dựng, Luật Luật Trần và Liên Danh mong muốn được hỗ trợ doanh nghiệp thành lập và hoạt động động trong lĩnh vực xây dựng cũng như cung cấp đến quý bạn đọc những kinh nghiệm các bước thành lập công ty xây dựng hiệu quả nhất.
Điều kiện để doanh nghiệp thành lập công ty xây dựng?
Ta có thể chia công ty xây dựng thành 2 nhóm chính:
– Công ty chuyên về thi công xây dựng
– Công ty kinh doanh các ngành nghề liên quan đến thiết kế xây dựng và giám sát thi công.
Theo như pháp luật hiện hành quy định, những công ty xây dựng chuyên về thi công xây dựng không đòi hỏi điều kiện về vốn điều lệ, người góp vốn, chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm.
Đối với các công ty kinh doanh về các ngành nghề liên quan đến thiết kế xây dựng và giám sát thi công yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
Luật 03/2016/QH14 (lĩnh vực xây dựng) đã quy định các ngành nghề xây dựng thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện như:
+ Kinh doanh ngành nghề tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề khảo sát xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề đầu tư, giám sát, thi công công trình, Dịch vụ thành lập công ty.
+ Kinh doanh ngành nghề thi công xây dựng công trình.
+ Kinh doanh ngành nghề liên quan đến hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài.
+ Kinh doanh ngành nghề quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề quản lý, vận hành nhà chung cư.
+ Kinh doanh ngành nghề quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng.
+ Kinh doanh ngành nghề thiết lập quy hoạch xây dựng.
+ Kinh doanh ngành nghề tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện.
Mỗi ngành nghề có những quy định cụ thể được ghi rõ trong điều luật.
Thủ tục thành lập công ty xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Những thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập gồm:
Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Dựa vào nhu cầu kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành tư vấn thông tin về các loại hình doanh nghiệp và tra cứu tên miễn phí cho Qúy khách hàng tránh trường hợp trùng tên, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể.
Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập: Doanh nghiệp nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
Người đại diện theo pháp luật: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tham khảo tra cứu và lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg quy định hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Một số mã ngành mà doanh nghiệp nên tham khảo khi thành lập công ty xây dựng
STT |
Tên ngành nghề |
Mã ngành |
1. |
Xây dựng nhà để ở |
4101 |
2. |
Xây dựng nhà không để ở |
4102 |
3. |
Xây dựng công trình đường sắt |
4211 |
4. |
Xây dựng công trình đường bộ |
4212 |
5. |
Xây dựng công trình điện |
4221 |
6. |
Xây dựng công trình cấp, thoát nước |
4222 |
7. |
Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc |
4223 |
8. |
Xây dựng công trình công ích khác |
4229 |
9. |
Xây dựng công trình thủy |
4291 |
10. |
Xây dựng công trình khai khoáng |
4292 |
11. |
Xây dựng công trình chế biến, chế tạo |
4293 |
12. |
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác |
4299 |
13. |
Phá dỡ |
4311 |
14. |
Chuẩn bị mặt bằng |
4312 |
15. |
Lắp đặt hệ thống điện |
4321 |
16. |
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí |
4322 |
17. |
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác |
4329 |
18. |
Hoàn thiện công trình xây dựng |
4330 |
19. |
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác |
4390 |
20. |
Hoạt động thiết kế chuyên dụng. Chi tiết: Hoạt động trang trí nội, ngoại thất |
7410 |
21. |
Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh |
4752 |
22. |
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng |
4663 |
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Bản sao các giấy tờ:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; thủ tục thành lập công ty.
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
Giấy ủy quyền cho Luật Trần và Liên Danh.
Sau khi nhận được thông tin khách hàng cung cấp Luật Trần và Liên Danh sẽ soạn hồ sơ và gửi khách hàng ký hồ sơ. Sau đó, Luật Trần và Liên Danh sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh cho đến khi có được đăng kinh doanh cho quý khách hàng.
Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp
Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật Trần và Liên Danh sẽ khắc dấu pháp nhân cho Quý công ty.
Hiện nay, Luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự khắc và tự chịu trách nhiệm.
Một số câu hỏi liên quan khi Thành lập công ty xây dựng
Khi thành lập công ty xây dựng có cần đăng ký vốn điều lệ cao hay không?
Luật không quy định mức vốn pháp định đối với các ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, xây dựng là nghành nghề cần nguồn vốn khá lớn để đảm bảo cho các hoạt động của mình, vì thế doanh nghiệp cần lựa chọn mức vốn phù hợp tránh đăng ký quá thấp dẫn tới không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tính cạnh tranh khi tìm kiếm hợp đồng xây dựng, mức vốn quá cao sẽ gây lãng phí nguồn vốn và khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ cũng khá khó khăn.
Thành lập công ty xây dựng có cần chứng chỉ hành nghề không?
Nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký nhóm ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp thông thường thì không có hạn chế nào về vốn, bằng cấp hay kinh nghiệm gì. Tuy nhiên nếu công ty muốn kinh doanh mã ngành thiết kế, khảo sát, giám sát… sau khi thành lập công ty muốn hoạt động cần phải đáp ứng các điều kiện về giấy phép hành nghề theo quy định của luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn.
Một số ngành nghề liên quan đến xây dựng cần điều kiện chứng chỉ như:
STT |
Tên ngành nghề |
Mã ngành |
1. |
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết: Hoạt động kiến trúc Hoạt động đo đạc bản đồ Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước Khảo sát xây dựng; Lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thi công xây dựng công trình; Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình; Kiểm định xây dựng; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy |
7110 |
Về các điều kiện về chứng chỉ hành nghề đối với các ngành có điều kiện doanh nghiệp không cần chuẩn bị ngay khi đăng ký nhưng phải đảm bảo khi thực tế hoạt động ngành nghề đó.
Kết quả khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng của Luật Trần và Liên Danh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
Dấu tròn công ty;
Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
Tư vấn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thủ tục cần làm sau thành lập công ty xây dựng
Treo biển tại trụ sở công ty;
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
Thông báo sử dụng hóa đơn điện tử;
Kê khai và nộp thuế môn bài;
Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh;
Xin cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hoạt động trước khi ký hợp đồng và xuất hoá đơn với các mã ngành có điều kiện.
Kinh nghiệm mở công ty xây dựng
Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất: Cần lựa chọn loại hình công ty
Hiện nay trên thực tế có rất nhiều loại hình công ty cho bạn lựa chọn, ví dụ như: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,..v.v. Dựa vào nhu cầu hiện tại của công ty mà bạn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Nếu bạn là người muốn gây dựng sự nghiệp riêng cho mình thì công ty TNHH là một sự lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Vì nó có những lợi thế về vốn, rủi ro không cao và lợi ích quyền lợi được tối ưu hóa cho người sở hữu.
Thứ hai: Chọn tên công ty
Tên công ty không bị trùng lặp với tên công ty khác và phải là duy nhất. Trước khi quyết định lấy cái tên nào đó thì nên tra cứu tên công ty mà bạn muốn đặt tại địa chỉ trên trang web để biết xem có trùng với tên công ty nào khác không.
Và để tránh trường hợp tên công ty bị trùng hay đã được đăng ký sử dụng thì bạn nên dự liệu sẵn 3-4 tên công ty.
Thứ 3: Về vốn điều lệ
Như đã nói ở phần 1 thì các nghành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng không nằm trong nhóm các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định vì thế khi muốn thành lập công ty xây dựng thì không cần chứng minh vốn và cũng không bị ràng buộc bởi số vốn đăng ký, cách thành lập công ty.
Do đó khi muốn thành lập công ty xây dựng thì bạn có thể chủ động lựa chọn 1 mức vốn bất kỳ để đăng ký kinh doanh. Các công ty xây dựng thường đưa ra mức vốn điều lệ khá cao vì mức vốn này sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi làm hồ sơ đấu thầu sau này.
Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến mức thuế môn bài doanh nghiệp hàng năm phải đóng như sau:
– Vốn điều lệ mà trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài sẽ là 3 triệu đồng /1 năm.
– Vốn điều lệ mà từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài sẽ là 2 triệu đồng/ 1 năm.
Thứ tư: Đối với từng ngành nghề kinh doanh
Một số ngành nghề như giám sát, tư vấn công trình xây dựng, thiết kế, khảo sát công trình thì cần phải có chứng chỉ hành nghề.
Vì thế, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong ngành nghề và công việc mà mình hướng tới.
Thứ năm: Chọn địa chỉ công ty
Là một doanh nghiệp thì phải có địa chỉ liên lạc, trụ sở vận hành công ty cụ thể thì mới được cấp phép đăng ký hoạt động.
Vì thế bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một trụ sở công ty hoặc các giấy tờ liên quan đến thuê trụ sở nếu văn phòng làm trụ sở của công ty bạn là nơi đi thuê.
Thứ sáu: Về hồ sơ thành lập công ty
Để hoàn thiện hồ sơ gửi lên Sở Kế hoạch & đầu tư thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký kinh doanh
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên)
– Danh sách cổ đông (nếu là công ty cổ phần)
Một số giấy tờ khác có liên quan…
Số lượng là 01 bộ và nộp lên cho Sở KHĐT, sau thời hạn 3 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ thì Sở KHĐT sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về quy trình thành lập công ty xây dựng. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline Công ty luật để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.